(Mới) Nhóm riêng trên Telegram dành cho các bạn đầu tư crypto. Tham gia tại đây.

Săn nguồn hàng Trung Quốc giá rẻ tận gốc chi tiết


Nếu bạn muốn kinh doanh mà không có vốn (hoặc ít vốn) thì nên tìm đến mô hình Dropship (Một mô hình vô cùng tiềm năng mà nhiều người đang làm)

Bạn có thể bán hàng hóa/dịch vụ của nhiều thương hiệu khác mà không cần phải nhập hàng. Thậm chí từ Alibaba, 1688 hay Taobao.

Trung Quốc được xem là công xưởng của thế giới. Tại đây có hầu hết mọi mặt hàng của tất cả lĩnh vực với chi phí sản xuất cực kỳ rẻ.

Chính vì điều này mà đại đa số người bán hàng, kinh doanh online đều tìm đến để nhập hàng về bán với lợi nhuận hời nhất có thể.

Việc săn hàng, tìm nguồn hàng Trung Quốc hiện nay không còn là điều gì quá to tát hay khó khăn nữa. Có rất nhiều hướng dẫn trên mạng cũng như không ít bên trung gian đứng ra nhận nhập hàng thay cho bạn.

Tuy nhiên dù lựa chọn cách lấy nguồn hàng nào thì bạn cũng nên tự mình một lần thử qua những lựa chọn có sẵn để trải nghiệm, từ đó rút ra được kinh nghiệm tìm nguồn hàng Trung Quốc tốt nhất cho bản thân.

Nội dung hôm nay sẽ giúp bạn tiếp cận các cách tự lấy hàng, đồng thời phân tích ưu & nhược điểm của từng cách.

Khoan đã! Có cần thiết nhập hàng không?

Đây là 1 xu hướng rất hấp dẫn trong năm nay và rất nhiều bạn đang triển khai, điền hiển là dropship trên Shopee. Ưu điểm của hình thức này là:

  • Kinh doanh an toàn, không cần nhập hàng.
  • Nguồn hàng toàn Trung Quốc và cả trong nước (Vô cùng nhiều)
  • Không tốn nhiều chi phí
  • Tự làm được, không tốn nhân sự
  • Làm việc ở bất cứ đâu, chỉ cần máy tính kết nối internet.

Đề tài này khá dài nên bạn có thể đọc bài sau đây: Kiếm 100tr mỗi tháng với hình thức Shopee Dropship

Còn nếu bạn vẫn muốn nhập hàng thì mình vẫn hướng dẫn các hình thức bên dưới đây:

GỢI Ý

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình 😍

Tìm tận các xưởng để lấy được giá gốc

Trong kinh doanh, việc giảm giá nhập sản phẩm để gia tăng tối đa biên độ lợi nhuận là yếu tố được ưu tiên hàng đầu.

Vì vậy, không có cách nào tốt hơn là bạn tự đến tận các khu xưởng sản xuất để tiếp cận được mức giá gốc càng nhiều càng tốt, sau đó thực hiện một số đàm phán để có được giá nhập lợi nhuận nhất.

Ưu điểm:

  • Bạn có thể đến gặp trực tiếp và kiểm tra chất lượng sản phẩm, giá cả.
  • Tự do đàm phán và trả giá khi mua.
  • Thoải mái lựa chọn, vì ở Trung Quốc có rất nhiều xưởng sản xuất và bạn có thể đến nhiều xưởng để so sánh xem nơi nào cung cấp hàng tốt hơn.
  • Giá thành sẽ rẻ hơn nhiều so với việc nhập hàng trên website.

Nhược điểm:

  • Tốn thời gian, chi phí di chuyển sang tận Trung Quốc.
  • Cần biết tiếng Trung để giao tiếp và trả giá, nếu không giỏi tiếng Trung thì có thể thuê một nhân viên phiên dịch.

Đối với các mặt hàng bạn cần mua thì nên lựa chọn các khu chợ chuyên về mặt hàng đó để được mua với giá tốt nhất.

Một điều cần lưu ý đó là: bạn cần phải đi hết tất cả các nơi bán để tham khảo giá cả, vì ở những khu chợ ở Trung Quốc thì không được niêm yết giá bán và có khả năng chênh lệch mức giá từ nhiều đến rất nhiều.

Trước khi đồng ý mua hàng thì nên kiểm tra chất lượng sản phẩm, xin liên hệ (Wechat) để có thể trao đổi thêm cũng như đổi trả hàng nếu gặp vấn đề.

Săn hàng tại các website trực tuyến

Đó là: Taobao, 1688, Tmall, Alibaba

Cá nhân mình đã từng có kinh nghiệm nhập hàng Trung Quốc từ các trang thương mại điện tử đình đám trên.

Về ưu điểm của cách nhập hàng này thì dễ dàng thấy được chúng ta hoàn toàn có thể ngồi nhà rung đùi để lựa chọn & order hàng cần bán.

Thách thức tồn tại song song đó là khi nhập nhập hàng online trên các trang web, khâu thanh toán & vận chuyển hàng hóa là vấn đề rất đau đầu.

Nếu không tính toán kỹ & không có kế hoạch cụ thể, bạn dễ dàng bị đội chi phí vận chuyển hàng lên cao gấp nhiều lần bình thường.

Sau đây là một vài kinh nghiệm mình đúc kết lại cùng với những đánh giá khách quan của mình trong quá trình nhập hàng từ các trang TMĐT này.

Các phương thức thanh toán cần chuẩn bị
Các phương thức thanh toán trên website Aliexpress
  • Paypal: đây là tài khoản giao dịch quốc tế rất phổ biến hiện nay, việc tạo tài khoản paypal không khó và nếu bạn chưa có tài khoản paypal thì có thể xem bài viết hướng dẫn tạo tài khoản paypal của mình.
  • Alipay: một phương thức thanh toán nội địa của người Trung Quốc, khi có tài khoản Alipay rồi thì khả năng bạn có thể thanh toán được ở hầu hết các website của Trung Quốc.
  • Western Union: sử dụng dịch vụ của Western Union để giao dịch, tuy nhiên chỉ có một số sàn chấp nhận sử dụng Western Union.
  • Thẻ Visa, Master card: đây là loại thẻ có khả năng giao dịch quốc tế và rất dễ làm, bạn có thể dùng loại thẻ Visa, Master card debit để giao dịch khi mua hàng.
Đặc điểm của 1688, Alibaba, Tmall, Aliexpress
  • 1688

Chuyên cung cấp hàng cho người Trung Quốc, không có hỗ trợ vận chuyển về Việt Nam.

Đa phần những người nhập hàng đều order và để địa chỉ nhận ở Trung Quốc sau đó mới vận chuyển về Việt Nam.

Giao diện của 1688
  • Alibaba

Hoạt động với quy mô quốc tế & hỗ trợ tất tần tật mọi vấn đề dễ gây trở ngại cho người mua hàng quốc tế như:

    • Ngôn ngữ
    • Thanh toán
    • Vận chuyển, v.v..

Ngoài ra, bạn hoàn toàn được phép đăng ký để bán sản phẩm trên này nữa.

Nhược điểm của Alibaba mà mình thấy là thời gian nhận hàng khá lâu nếu mua số lượng lớn, hàng hóa cồng kềnh kèm theo chi phí ship về VN cũng cực kì lớn.

Nên bạn cần cân nhắc lại kết hợp thêm tìm hiểu các kho nhận hàng trung gian để giảm thiểu chi phí nhập hàng.

Giao diện của Alibaba
  • Tmall

Thời điểm tập tành kinh doanh, Tmall là nơi mình thường order hàng về để bán.

Chất lượng sản phẩm khá tốt và giá cũng rẻ. Lưu ý là bạn cũng phải check xem qua nhiều shop, vì ở đây cũng có nhiều shop họ bán các sản phẩm khá “dởm” nhưng hình ảnh thì lại lung linh.

Kinh nghiệm khi nhập ở Tmall của mình đó là nếu thích sản phẩm nào bạn nên đặt về check trước một vài cái. Nếu chất lượng ổn mới quyết định nhập số lượng lớn.

Giao diện của website tmall
  • Aliexpress

Aliexpress được xem là cái nôi của dân Dropshipping quốc tế.

Bạn có thể mua những đơn hàng lẻ và ship về VN, tuy nhiên ship khá đắt và thời gian lâu tầm nửa tháng trở lên.

Bạn nên đàm phán với người bán để chọn dịch vụ vận chuyển tốt và giảm giá bớt để hợp tác lâu dài.

Giao diện của Aliexpress (có tiếng việt)
Một vài kinh nghiệm và kỹ năng cần có để nhập hàng trên các trang TMĐT
  • Ngôn ngữ

Đa phần các giao diện và ngôn ngữ trên web Tmall, Taobao, Aliexpress, Alibaba đều là tiếng Trung. Bạn cần có khả năng sử dụng Google Translate để dịch.

Lời khuyên là bạn nên thuê một thông dịch viên nào đó để đồng hành trong quá trình tìm hiểu, trao đổi thông tin nhập hàng.

  • Dành thời gian check thật kĩ review, đánh giá

Nên xem kỹ review và lượt đánh giá từ những người mua hàng trước. Tương tự như khi bạn mua đồ dùng trên các sàn TMĐT tại Việt Nam thôi. Hãy luôn check thật kĩ các review, đánh giá, lẫn hình ảnh feedback sản phẩm thật từ người dùng thật.

  • Xem & note đầy đủ những thông tin chi tiết về sản phẩm

Bạn cần lưu ý xem thật kỹ những đoạn mô tả chi tiết về sản phẩm như: vật liệu, kích thước, độ bền,…. sau đó nên note lại vào những file quản lý thông tin hàng hóa của riêng bạn.

 

  • Chat với shop và hỏi họ thật kỹ về chất lượng, giá cả, vận chuyển hàng,…
  • Lưu ý chỉ số MOQ

Bạn nên quan tâm đến chỉ số MOQ (Min Order Quantity – số lượng nhập tối thiểu), mỗi sản phẩm sẽ quy định mức nhập tối thiểu mỗi lần là bao nhiêu sản phẩm.

Lúc này bạn tự tính toán quy mô bán hiện tại và kinh nghiệm kinh doanh của bản thân rồi mới quyết định nhập số lượng lớn, tránh tình trạng muốn nhập càng nhiều để giá được rẻ nhưng cuối cùng sản phẩm khó bán và bạn lại ôm hàng.

Lời khuyên dành cho bạn: Nên nhập thử một ít sản phẩm hoặc nếu bạn kinh doanh trên môi trường online thì hãy đăng thử sản phẩm xem có bán được không, có nhu cầu thực sự không rồi hãy quyết định nhập hàng về

Sau khi xác định được số lượng muốn nhập rồi thì cũng đừng vội order liền, vì bạn còn có thể mua với giá rẻ hơn bằng cách viết email để đàm phán với họ giảm giá xuống.

Hoặc có thể chat trực tiếp với họ thông qua giao diện của các website luôn cũng được.

Nhớ là khi bạn trao đổi với họ, họ sẽ nói chuyện với bạn bằng tiếng Trung và bạn cần phải dịch chi tiết ra từng điều kiện, câu chữ để tránh hiểu nhầm nghĩa, lỡ sau này nhập hàng về không đúng ý của bạn thì rất khó để hoàn lại.

Tìm nguồn hàng từ group trên Facebook

Bạn cũng có thể tham gia một số group Facebook để kết nối và nhập hàng từ những người đang buôn hàng từ Trung Quốc về.

Chẳng hạn như mình đã tìm được một group “Nhập Hàng Trung Quốc Tận Gốc”, ở đây bạn có cả các bài học & kinh nghiệm được chia sẻ sẵn về việc nhập hàng online từ các sàn TMDT.

Ngoài ra, bạn có thể đăng bài tìm sản phẩm lên group để hỏi nguồn hàng. Vì những người buôn hàng sỉ từ Trung Quốc về Việt Nam rất hay tham gia các group này, biết đâu bạn sẽ tìm được các con buôn đang có nguồn hàng bạn cần.

Ngoài ra, bạn có thể vào nhiều nhóm, cộng đồng khác nữa để tìm nguồn hàng từ Trung Quốc:

Về lâu dài, bạn cần tìm ai đó để học hỏi

Tìm nguồn hàng bên Trung Quốc với giá rẻ và chất lượng là một điều không mấy dễ dàng, đã có rất nhiều người ngoài kia đã tạo ra các khóa học giá vài chục triệu chỉ để hướng dẫn mọi người cách nhập hàng giá rẻ.

Nếu bạn đang muốn đánh lớn & lâu dài thì bạn cần tìm đến những người thầy có kinh nghiệm trong việc buôn hàng để học hỏi.

Việc tìm cho mình một người thầy đi trước sẽ đem lại nhiều cơ hội về mối quan hệ cũng như những kinh nghiệm nhập hàng, kinh doanh quý báu từ họ giúp bạn gia tăng được lợi nhuận trong kinh doanh hơn.

Sử dụng các dịch vụ mua hộ – vận chuyển hàng

Ngoài việc tự nhập hàng về thì bạn có thể sử dụng các dịch vụ mua hộ & vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam.

Hiện nay mình thấy có rất nhiều công ty, dịch vụ giúp vận chuyển và mua hộ.

Ưu điểm:

  • Họ sẽ giúp bạn đàm phán giá cả tốt hơn do họ am hiểu và có nhiều kinh nghiệm khi làm việc với người Trung Quốc.
  • Chi phí bảo hiểm hàng hóa là 100%.
  • Nhận được sự hỗ trợ và tư vấn mua hàng từ những nhà cung cấp giá rẻ.
  • Tiết kiệm được thời gian so với việc bạn tự tìm hiểu và đi trực tiếp qua Trung Quốc.

Nhược điểm:

  • Tốn thêm chi phí so với việc tự nhập hàng.
  • Có thể bị lừa nếu bạn không tìm đến dịch vụ uy tín.
Kinh nghiệm và lưu ý khi nhập hàng thông qua dịch vụ mua hộ:

Bạn cần phải tìm các dịch vụ đã có review tốt, uy tín cao và có địa chỉ rõ ràng, trường hợp nếu bạn gần địa chỉ công ty của họ thì nên đến để ký hợp đồng.

Vì khi bạn order hàng với họ thì sẽ ứng trước 70%-100% số tiền mua hàng và họ hứa sau 10-14 ngày hàng sẽ về, nhưng sau đó họ sẽ tự bày ra các chiêu như “bị kẹt hàng ở hải quan“, “thời tiết không tốt“, “sự cố khi vận chuyển“,… và đòi bạn phải trả thêm chi phí để nhận hàng.

Do đã ứng trước hơn 70% số tiền rồi nên nhiều người đã phải chấp nhận chi thêm tiền để nhận được.

Việc chọn các dịch vụ mua hộ chỉ phù hợp với những ai đang kinh doanh và muốn nhập số lượng hàng hóa kinh doanh shop nhỏ, nếu bạn nhập hàng hóa tính bằng xe container thì nên trực tiếp sang Trung Quốc để tìm nguồn hàng thì sẽ rẻ hơn.

Hiện tại thì việc kinh doanh & tìm hiểu mọi vấn đề dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu muốn check uy tín & chất lượng của đơn vị nào đó thì bạn cứ mạnh dạn đăng vào những group Facebook liên quan, nơi tập trung những người như bạn và hỏi.

Đánh giá trực tiếp từ cộng đồng sẽ cho bạn câu trả lời chính xác & giúp bạn tránh được rất nhiều đơn vị “treo đầu heo bán thịt cún“.

Tạm kết

Trên đây là những cách nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam mà bạn có thể áp dụng.

Điểm khó khăn nhất khi nhập hàng từ Trung Quốc đó là bạn phải kiểm tra được chất lượng sản phẩm và đàm phán được giá nhập sỉ rẻ nhất có thể, bạn cũng có thể tìm đến sự tư vấn của những dịch vụ mua hộ.

Nếu bạn gặp thắc mắc hoặc có câu hỏi nào về vấn đề nhập hàng từ Trung Quốc mà trong bài viết mình nói đến thì hãy để lại bình luận bên dưới để nhận được giải đáp nhé!

💬  Bình luận?

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan

Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Thế Khương

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

(Giải đáp) 5 câu hỏi phổ biến nhất của các chủ shop bán hàng trên Shopee

(Tổng hợp) 7 kênh bán hàng miễn phí giúp seller tiết kiệm chi phí quảng cáo

10 cách tăng đơn hàng trên shopee (phù hợp với mọi ngành hàng)

4 hướng xử lý sản phẩm tồn kho thu hồi giá vốn trong kinh doanh online