(Mới) Nhóm riêng trên Telegram dành cho các bạn đầu tư crypto. Tham gia tại đây.

(Recap) Tư duy bán hàng trên Shopee cho đến khi có kết quả – Donnie Chu/Trà Vũ


Chia sẻ này được recap từ Livestream của Donnie Chu & Trà Vũ.

Dưới đây là livestream full, có cả hỏi đáp

Xem thêm:

Song song với Facebook Marketing, sự nở rộ của các sàn thương mại điện tử (TMĐT) trở thành điểm sáng triển vọng cho những người kinh doanh online.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, các sàn TMĐT nổi bật như Tiki, Lazada, Sendo mà đặc biệt nhất là “gã khổng lồ” Shopee đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh đắc địa cho tất cả mọi người.

Một số “con số biết nói” của Shopee:

  • Hơn 5 triệu lượt tải app.
  • Hơn 4 triệu sản phẩm được bán.
  • 22 triệu lượt truy cập mỗi tháng.

Shopee trở thành mảnh đất hấp dẫn hơn bao giờ hết & thực tế thì đã có không ít các chủ shop hái ra tiền từ việc bán hàng trên Shopee.

Có thể trước đây bạn không biết đến cơ hội nghìn vàng này, nhưng bây giờ khác, đã đến lúc bạn phải “chạy đi, chờ chi?”.

Ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ case study bán hàng trên Shopee khởi đầu từ tư duy, định hướng cho đến cách làm để người mới có thể nhập cuộc và kinh doanh hiệu quả.

GỢI Ý

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình 😍

Sản phẩm ví dụ

Có rất nhiều sản phẩm để bạn kinh doanh online, thế nhưng nên chọn sản phẩm nào để bán cũng là 1 vấn đề mà bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Không chỉ về chất lượng mà chiến lược giá cũng phải hợp lý.

Sản phẩm mà mình muốn mổ xẻ trong bài viết này chính là “Máy in hóa đơn Shoptida”. Vậy ý tưởng cho sản phẩm này đến từ đâu và nó có lợi thế cạnh tranh gì để đạt được doanh số đều đặn 58-80 triệu đồng mỗi ngày?

Nhu cầu của thị trường

Ở Trung Quốc, không khó để một chủ shop trên Shopee trở nên giàu có với khoảng thu nhập “hời” khi đạt được hàng trăm nghìn đơn mỗi tháng.

Dự kiến đến năm 2023 thì việc kinh doanh trên các sàn TMĐT ở đất nước Cờ Hoa này mới đạt điểm bảo hòa.

Trong khi sự phát triển của TMĐT tại Việt Nam lại chậm nhịp hơn nước bạn từ 5-8 năm thì đây sẽ là cơ hội bán hàng cực lớn cho những người kinh doanh online.

Tiềm năng phát triển của Shopee trong tương lai là rất lớn

Thử nghĩ, khi nhà nhà hòa mình vào sân chơi này, và không có ít những “nhà” lớn đạt được hàng nghìn, chục nghìn đơn hàng mỗi tháng thì nhu cầu mua máy in sẽ tăng cao & chắc chắn sẽ gia tăng gấp bội trong tương lai.

Lúc này, máy in hóa đơn Shoptida là một sản phẩm HOT trong thị trường xanh ấy. Đây là sản phẩm thiết yếu cho một sân chơi dài hơi khi hàng loạt các chủ shop, người kinh doanh online đổ xô vào TMĐT.

Tiềm năng phát triển hệ sinh thái sản phẩm

Ngoài nhu cầu, thì sản phẩm bạn chọn nên có khả năng add value (giá trị gia tăng) của mình vào các dòng sản phẩm có liên quan. Ví dụ như với máy in thì bạn có thể kinh doanh thêm giấy in hoặc mực in,…

Tái sử dụng tệp khách hàng có sẵn để “remarketing” & tạo ra doanh số cho những sản phẩm khác nằm trong hệ sinh thái là một cách làm cực kì khôn ngoan & tiết kiệm đúng không?

Nguồn hàng ổn định, giá cả cạnh tranh

Chọn được sản phẩm tốt không có nghĩa là bạn sẽ đạt được doanh số tốt với biên lợi nhuận cao nếu như bạn không tìm được nguồn hàng ổn đinh, uy tín và chất lượng.

Khâu này là cực kì khó và mình khuyên bạn là không nên ngồi một chỗ để chờ đợi. Đã qua rồi cái thời ngồi lên taobao, Tmall, 1688,… mà đặt hàng, đã đến lúc bạn nên tự thân vận động.

Bởi vì chính mình, những người anh em đang kinh doanh online mà mình quen biết cũng chưa từng ngồi mát mà hưởng bát vàng. Trước đó tụi mình đều phải đích thân tìm đến rất nhiều nhà cung cấp khác nhau, thậm chí bay đến Trung – Nhật – Hàn để tìm được nguồn hàng tốt nhất.

Xác định Target Audience

Say khi chọn được sản phẩm phù hợp thì bạn phải xác định tệp Target Audience.

Mình xin nhắc lại, Target Audience chính là nền tảng cho những nỗ lực marketing sắp tới của bạn. Nếu không xác định được đối tượng mục tiêu ngay từ đầu, thì chắc chắn bạn sẽ mơ màng với chiến lược marketing không có định hướng.

Các kiến thức về phần này mình đã thấy khá nhiều trên Internet, mình khuyến khích bạn nên research thêm để xây dựng được chân dung khách hàng mục tiêu phù hợp nhất.

Mình sẽ lấy ví dụ cụ thể là chiếc máy in hóa đơn này. Target Audience chắc chắn là các chủ shop, những người kinh doanh online với độ tuổi trung bình từ 25-38 tuổi.

Họ là người đã có tư duy về kiến thức, nhận thức kinh doanh và sẵn sàng chi trả cho một sản phẩm phục vụ nhu cầu kinh doanh hiện tại.

Marketing cho sản phẩm: Đầu tư hơn về content

Ai cũng biết rằng Digital Marketing là công đoạn giúp cho business hiện tại của bạn ra số. Vậy Digital Marketing trên Shopee có gì giống và khác các kênh còn lại?

Mình sẽ đưa ra hướng đi, cách làm cụ thể giúp bạn “ra số” nhanh khi chọn kinh doanh trên sàn này.

Đó là: Xây dựng content, những giá trị “sống động”

Mình khẳng định luôn content chính là chiếc chìa khóa mở đường giúp sản phẩm bạn đang kinh doanh cạnh tranh, tồn tại và đạt kết quả tốt.

Có một điều chắc chắn là không phải ai cũng có thể tự thân làm tốt khâu này. Thế nhưng bạn phải xác định cho cho mình một tư tưởng tốt. Nhất là cái đầu nóng để hình thành ý tưởng tư duy và cái đầu lạnh để out sourse thực thi hiệu quả.

Dễ thấy trong case study bán máy in Shoptida trên Shopee, chủ shop đã xây dựng content đúng insight và phù hợp với xu hướng.

Chỉ cần vào trang sản phẩm, thay vì thông tin hình ảnh ở góc bên trái người mua được xem video sống động về cách thức hoạt động của chiếc máy in hóa đơn này.

Từ content cho thấy, sản phẩm đáp ứng được tiêu chí: Nhanh – Tiện – Tiết kiệm công sức.

Máy có thể làm việc được công suất và tốc độ trên cả tuyệt vời => Thể hiện được sự thật ngầm hiểu => Đáp ứng được mong muốn, insight bên trong của khách hàng.

Ngoài video thì hình ảnh đi kèm đáp ứng được hết các thông tin mà người dùng tìm kiếm như nguồn gốc xuất xứ, thông số kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, chức năng hoạt động,…

Điều này củng cố niềm tin và gia tăng ý định mua hàng cho những ai đang có nhu cầu hoặc quan tâm về sản phẩm.

Kết hợp đa kênh (Omnichannel)

Đừng nghĩ rằng chỉ cần đặt sản phẩm lên sàn là Shopee là mọi thứ sẽ tự động work trơn tru. Trong kinh doanh, không có gì là dễ dàng. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn tăng traffic và tỉ lệ chuyển đổi trên sàn.

Sử dụng chatbot thông minh

Đừng lạm dụng chatbot như một công cụ bán hàng mà hãy để chúng đóng vai trò như những người chia sẻ. Bạn nên xây dựng những kịch bản chatbot cung cấp giá trị cho khách hàng chứ không đơn thuần là những nội dung bán hàng nhàm chán.

Cẩm nang: Facebook Chatbot

Chăm sóc tệp khách hàng có sẵn bằng những content hữu ích, ví dụ mình dùng những nội dung tương tự như:

  • Cách sử dụng máy in hóa đơn hiệu quả & kéo dài tuổi thọ
  • Vệ sinh & bảo trì máy in đúng cách để không “đứt gánh giữa chừng”
  • Review máy in hóa đơn A từ khách hàng B,…

Cách làm này khiến sản phẩm bạn trở thành một người chia sẻ đích thực, nuôi dưỡng thiện cảm từ phía khách hàng để gia tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Kéo traffic, dồn khách về sàn

Có một lợi thế khi kinh doanh trên các sàn TMĐT, đặc biệt là Shopee đó chính là mỗi năm họ đều dành một lượng ngân sách khủng cho các chiến dịch Marketing.

Mình gọi đùa đây là các chiến lược đốt tiền. Họ sẵn sàng bỏ ra ngân sách hàng trăm, cho đến hàng nghìn tỷ chỉ với mục đích phủ sóng trong tâm trí khách hàng và kéo về lượng buyer tiềm năng trong tương lai.

Mỗi sàn đều “chịu chi” mạnh tay cho các KOLs, từ Việt Nam cho đến quốc tế. Khoảng lỗ lũy kế năm gần nhất của Shoppee lên đến 3.200 tỷ. Nhờ các khoảng chi mạnh tay này, sàn sẽ giúp bạn marketing thụ động. Tức là chỉ cần bạn có được một shop uy tín, sàn sẽ giúp bạn remarketing.

Shopee luôn đầu tư KOL khủng cho các chiến dịch Marketing của mình

Lúc này, đừng ngần ngại đẩy khách từ các kênh facebook, landingpage, website,… về Shopee để việc kinh doanh có thể tự động hóa.

Shopee có thể thay bạn làm nhiều việc từ remarketing đối với khách hàng có nhu cầu, tới việc lên đơn, chốt hàng và giao hàng trên nền tảng của họ.

Xây dựng các chiến lược promotion

Mình chia sẻ thêm các chiến lược promotion mà mình đã áp dụng & mang lại hiệu quả.

Up sale đúng thời điểm

Kết hợp với việc sử dụng chatbot thông minh, bạn đã trở thành “người bạn” tâm giao với khách hàng. Lúc này các chiến lược promotion sẽ phát huy sức mạnh của mình vượt ngoài mong đợi.

Hãy chọn những thời điểm thích hợp mà Shopee phát động chương trình như các ngày đặc biệt trong tháng: Ngày 8.8, ngày 9.9, ngày 11.11, Black Friday,… để lấy lí do “sale nhẹ nhàng” hoặc “sale đậm” cho các sản phẩm của mình.

Scale cho các mặt hàng khác

Như mình đã nói ở phần chọn lựa sản phẩm kinh doanh, nên chọn các sản phẩm có thể xây dựng hệ sinh thái xoay quanh nó. Bạn có thể tận dụng nguồn khách hiện có để bán các sản phẩm có liên quan, việc remarketing cũng trở nên dễ dàng hơn.

Cụ thể trong case study mình đang chia sẻ, người bán đã đính kèm trên máy in một mã QR giảm giá cho lần mua tiếp theo & ưu đãi giảm 10% khi mua giấy in. Một ý tưởng marketing khá thông minh và phù hợp với target audience hiện tại của họ.

Tăng lượt đánh giá, theo dõi trên sàn

Các lượt chấm điểm, đánh giá, bình luận của sản phẩm trên Shopee giúp tỉ lệ chuyển đổi (các lượt đặt hàng) gia tăng đáng kể. Bạn có thể thực hiện bằng những cách sau:

Ship nhanh

Theo kinh nghiệm từ những người đi trước thì việc ship nhanh, không để khách chờ đợi quá lâu sẽ nhận được nhiều sao và bình luận tích cực hơn cả.

Bạn có thể áp dụng & cải thiện điều này để thu hút nhiều lượt phản hồi tích cực về sản phẩm trên Shopee.

Chính sách hậu mãi khi mua

Khi đã kinh doanh, đừng nghĩ đến việc bán lương tâm để thu về lợi nhuận. Hãy đầu tư nghiêm túc ngay từ bây giờ! Những hoạt động sau bán hàng sẽ giúp sản phẩm nói riêng và shop trên Shopee nói chung thỏa mãn tuyệt đối cho khách hàng.

Đây cũng là cách tuyệt vời để dành lấy thiện cảm từ phía khách hàng & đem về những lượt phản hồi tích cực.

Ngoài những gợi ý trên thì còn có những cách “grey” hoặc “black” khác để gia tăng các lượt đánh giá trên gian hàng nói chung và trên sản phẩm nói riêng. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này mình sẽ không nhắc đến vì theo mình đó là những cách tạm thời và không bền vững.

Tạm kết

Theo nhận định chung, thói quen của người dùng sẽ dần dịch chuyển sang các sàn và ngày một gia tăng nhiều hơn thế nữa.

Trong đó, Shopee là kênh TMĐT có hàng chục triệu user với tiềm năng phát triển vượt bật trong tương lai & đã có rất nhiều người xây dựng được những business với thu nhập ổn định.

Những gì cần thiết mình đã chia sẻ trong bài viết này rồi, việc của bạn là tận dụng thời cơ và bắt đầu ngay bây giờ.

Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện hoặc có bất kì thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới, mình sẽ hỗ trợ bạn.

💬  Bình luận?

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan

Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Thế Khương

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

(Giải đáp) 5 câu hỏi phổ biến nhất của các chủ shop bán hàng trên Shopee

(Tổng hợp) 7 kênh bán hàng miễn phí giúp seller tiết kiệm chi phí quảng cáo

Shopee Mall là gì? Ưu & nhược điểm cần biết khi muốn tham gia bán hàng Shopee Mall

10 cách tăng đơn hàng trên shopee (phù hợp với mọi ngành hàng)