Content marketing là một thuật ngữ đã rất quen thuộc & đang được mọi người nhắc đến phổ biến hơn trong các chiến dịch marketing online hiện tại.
Người làm quảng cáo, làm tiếp thị trong môi trường số ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư & xây dựng content.
Tuy nhiên để hiểu rõ ràng về nó & những trường phái cấp bậc trong content marketing thì lại rất ít người nắm bắt được.
Copywriting & content writing là 2 thuật ngữ còn khá mơ hồ với nhiều người, thậm chí không ít cá nhân đã làm Digital Marketing lâu năm vẫn chưa có sự phân biệt rạch ròi về 2 trường phái này.
Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn định hình rõ ràng copywriting là gì, khác nhau như thế nào so với content writing.
Ngoài ra bạn sẽ được biết cách tư duy đúng đắn nhất để có thể kết hợp 2 loại hình này một cách hiệu quả nhằm đạt được tối đa hiệu suất cho mục đích tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng content.
Copywriting là gì?
Rất nhiều người nhần lẫn, hiểu ‘copy' là ‘sao chép' và cho rằng copywriting là sao chép nội dung từ các nguồn và viết lại.
Copywriting có thể hiểu đơn giản ngắn gọn là cách “dùng câu chữ” dạng ngắn, để truyền tải thông điệp, ý tưởng nổi bật nhất đến đối tượng mục tiêu.
Ví dụ thường thấy nhất là Viết quảng cáo (Ads copy)
GỢI Ý
Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình
Mục đích của copywriting là trực tiếp tăng nhận thức về thương hiệu & giúp khách hàng nhận diện ra những điểm nổi bật của sản phẩn, thương hiệu đó trên thị trường.
Người làm copywriting được gọi là copywriter.
Như vậy, copywriter sẽ sử dụng kỹ năng copywriting để tạo ra: Quảng cáo, tờ rơi ,catalog,tạp chí và tờ báo quảng cáo, khẩu hiệu,…
Copywriting dễ dàng bắt gặp nhất ở các hình thức:
- Tên thương hiệu
- Slogan của thương hiệu
- Thông điệp của một chiến dịch quảng cáo bất kỳ
- Concept/ tiêu đề của những phim ngắn, truyện ngắn, các đoạn video viral
- Bài học nhân văn của một chiến lược quảng cáo nào đó
Copywriting được thể hiện qua những hình thức trên nên câu từ tạo nên một “sản phẩm copywriting” hoàn chỉnh thường:
- Ngắn gọn
- Sử dụng những từ, cụm từ kết hợp nhau nhuần nhuyễn
- Gợi lên được những cảm xúc mạnh mẽ, khiến người đọc, người xem “thấm nhuần” được thông điệp mà thương hiệu/sản phẩm muốn truyền tải.
Trong ví dụ trên, copywriting được sử dụng để tạo nên một thông điệp chốt lại video viral trong chiến dịch quảng bá sản phẩm Tết của Neptune.
Với câu “Cùng Neptune, về nhà đón Tết, gia đình trên hết“, đây là sản phẩm của team copywriting đã góp mặt trong chiến dịch quảng cáo này.
Các ví dụ thực tiễn của Copywriting
Từ nhỏ đến giờ chúng ta đã vô thức bắt gặp rất rất nhiều những ví dụ thực tiễn của copywriting xung quanh cuộc sống, nhưng vì không để ý và cũng không đủ nhận thức được đó là copywriting.
Ví dụ dễ thấy và cũng thân thuộc nhất với mọi người đó là slogan của các brand, nhãn hàng lớn.
Ví dụ như với Nike, bên cạnh logo đã in vào tiềm thức bao thế hệ thì câu slogan cực chất “Just Do It” cũng gắn liền với tên tuổi & sự phát triển của Nike.
Câu slogan đã gắn liền với họ từ những năm 1970, với hàm ý thúc đẩy người ta phải luôn tiến lên phía trước.
Đây là sản phẩm của copywriting đã truyền tải thông điệp từ Nike đến với người dùng toàn thế giới.
Nói đến Apple, chính từ câu slogan đơn giản được hình thành bởi team copywriting, “Think Different“.
Rất ngắn gọn, copywriting không quan trọng là dài hay ngắn, miễn là nó truyền tải được hình ảnh của thương hiệu, của sản phẩm, của chiến dịch.
Và đúng như tinh thần của Apple, “Think different” vừa là kim chỉ nam vừa là sự định vị của Apple trong lòng khách hàng.
Với người dùng, Apple là khác biệt, là duy nhất và đứng riêng hẳn so với 1 nửa còn lại trong ngành công nghiệp công nghệ thông minh.
Slogan của các thương hiệu thì đã quá dễ để bạn nhận ra đó là copywriting rồi. Vậy liệu copywriting có còn được sử dụng bởi những cách nào khác không?
Hay nói khác hơn là trong bối cảnh những năm vừa qua, việc bán hàng online, kinh doanh online trên các kênh social nổi lên hơn bao giờ hết. Copywriting có góp mặt vào những cuộc đua này hay không?
Mình nhận thấy rất nhiều người vô hình chung mặc định rằng copywriting là làm slogan thương hiệu. Chỉ có thế!
Đây là nhận định rất sai lầm, hiện nay nhiều người có khả năng sáng tạo tốt đã có sự kết hợp copywriting vào cách làm content marketing của họ.
Copywriting có tính ứng dụng khá rộng rãi, từ bán hàng cho đến truyền tải thông tin hữu ích cho khách hàng nhầm tăng nhận diện thương hiệu lẫn tỷ lệ chuyển đổi rất hiệu quả.
Trong ví dụ này, câu “Đơn giản biến tấu từ những điều nổi bật” là một sản phẩm của copywriting được ứng dụng vào caption bán hàng trên Instagram.
Thay vì những nội dung đã quá nhàm chán & phổ thông như: “mẫu giày mới, nhiều size cho anh em lựa chọn, đơn giản nhưng rất bắt mắt nổi bật nha”
Thì người bán này đã có cách ứng dụng rất hay copywriting vào caption bán hàng của họ, mô tả sản phẩm & thu hút khách hàng quan tâm theo một style rất “copywriting”
Ngoài ra thì copywriting còn được kết hợp với content writing trong rất nhiều trường hợp.
Ví dụ một caption bán hàng trên Facebook sau đây.
Phần trên “05 cách điều trị…” là sản phẩm của content writing, vì chia sẻ thông tin hữu ích & hướng dẫn khách hàng lồng ghép khéo léo bán hàng gián tiếp.
Sau đó là sự hiện diện của copywriting với “CURMINECLEAR – KHÔNG SỢ MỤN NẶNG”, ở tình huống này copywriting & content writing đã có sự kết hợp với nhau để đạt được 2 mục đích:
- Tăng uy tín với khách hàng bằng nội dung hướng dẫn, chia sẻ, khéo léo giới thiệu dịch vụ bằng content writing
- Nhắc lại & tạo tiềm thức ghi nhớ cho khách hàng về thương hiệu bằng copywriting
Ví dụ cuối cùng là về copywriting dạng câu chuyện, ngôn từ gần gũi, kết hợp với một chút hài hước là bạn đã có thể vừa quảng bá được brand, vừa có thể bán được hàng.
Copywriting và Content Writing khác nhau như thế nào?
Để nói về giống nhau, bạn hoàn toàn đã có thể hình dung được các đặc điểm chung cực dễ nhớ của copywriting & content writing. Đó là:
- Đều thuộc về content marketing
- Đều ứng dụng các kiến thức, hiểu biết & kinh nghiệm về tâm lý người tiêu dùng, nghệ thuật bán hàng & thể hiện bằng câu chữ để tiếp cận, thuyết phục khách hàng
Sự khác nhau giữa copywriting & content writing sẽ phân chia theo những yếu tố sau:
- Định nghĩa
- Mục đích
- Cách thể hiện
Xét về định nghĩa
Copywriting
- Là sử dụng câu chữ ngắn gọn, hướng về việc “trực tiếp bán” một cái gì đó
- Sử dụng kiến thức, kinh nghiệm về tâm lý, hành vi con người để thuyết phục họ làm
Content writing
- Là việc viết một vài hoặc nhiều nội dung khác nhau
- Hướng tới một mục đích chung là tạo tâm lý nhân thức vấn đề, khao khát giải pháp & mong muốn mua hàng trong tâm thức người đọc
- Tiếp cận khách hàng bằng các nội dung mang tính hướng dẫn, chia sẻ, có tính PR, truyền thông thiên về báo chí nhiều hơn quảng cáo
Xét về mục đích
Copywriting
- Quảng cáo, bán hàng
- Tiết lộ & “đóng đinh” vào tiềm thức của khách hàng về đặc điểm tuyệt vời của sản phẩm/ thương hiệu
- Chốt sale
Content writing
- Truyền thông tin hữu ích, có giá trị đến đối tượng mục tiêu
- Khiến người tiêu dùng tự nguyện mua hàng
- Giữ chân khách hàng
Cùng mình làm nhanh 2 ví dụ sau đây:
Content writing
Các phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ:
- Thư giãn
- Không dùng chất kích thích
- Tránh ngủ nhiều ban ngày
- Tham khảo thảo dược sau…. (gián tiếp bán hàng)
Copywriting
Thảo mộc Mimosa – Mang giấc ngủ tự nhiên quay về bên bạn
Như vậy dễ dàng thấy được, ở ví dụ số 1 content writing đã làm tốt vai trò truyền tải thông tin hữu ích đồng thời gián tiếp bán hàng như là một trong các giải pháp, ví dụ 2 nhấn mạnh ngay vào thông điệp & mô tả sản phẩm.
Xét về cách tiếp cận người dùng
Copywriting
- Yêu cầu người làm phải nhanh nhạy nắm bắt xu hướng
- Có những tư duy sáng tạo dựa trên nền tảng sẵn có từ đó áp dụng vào chiến dịch quảng cáo để ra được thành phẩm copywriting phù hợp.
- Lồng ghép vào những hình ảnh banner, video, bài viết ngắn hay những câu chuyện viral đơn giản để tiếp cận “điểm chạm” của người dùng.
Một ví dụ điển hình về trend U23 năm 2018. Một dịch vụ du lịch đã “tranh thủ” quảng bá tour du lịch Thường Châu của họ với hình ảnh không thể nào bắt mắt và cảm xúc hơn.
Content writing
- Phải thực hiện nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu tâm lý & hành trình mua hàng (buyer journey) của đối tượng mục tiêu
- Xác định những nội dung cần triển khai sau khi hoàn thành bước nghiên cứu
- Xây dựng tất cả những nội dung trong kế hoạch và xuất bản, tiếp cận khách hàng tiềm năng qua những kênh khác nhau (social media, website, chạy quảng cáo)
Tiếp nối ví dụ về du lịch Thường Châu, nhưng ở vai trò của content writing.
Cung cấp cho khách hàng những thông tin họ cần biết, để hấp dẫn và khơi gợi sự thích thú tò mò trong họ từ đó khách hàng sẽ ra quyết định “chốt”. Đây là cách bán hàng gián tiếp của content writing.
Bán hàng trực tiếp/Bán hàng gián tiếp
Qua các nội dung trên bạn đã hoàn toàn hình dung được định nghĩa, mục đích & cách thức tiếp cận của 2 mô hình content này.
Copywriting là bán hàng trực tiếp, tham gia trực tiếp vào việc quảng cáo, giới thiệu, khơi gợi đặc điểm & thông điệp của sản phẩm/ thương hiệu.
Content writing được sử dụng như những phễu bán hàng bằng nội dung, lấy niềm tin & truyền tải thông tin hữu ích cho khách hàng, từ đó bán hàng gián tiếp.
Lấy ví dụ về sản phẩm tăng cân mà mình thấy đang chạy rất tốt trên FB.
Khách hàng sau khi thấy bài quảng cáo liền để lại ngay thông tin khi được yêu cầu, đây là kiểu bán hàng trực tiếp.
Vẫn là thị trường “tăng cân” nhưng bạn cần thời gian để tạo lòng tin cho khách hàng trước khi giới thiệu và bán sản phẩm. Đây là kiểu bán hàng gián tiếp.
Khác nhau là thế nhưng copywriting & content writing lại có mối quan hệ mật thiết và là “cặp đôi hoàn hảo” không thể nào tách ra được. Vậy làm thế để có thể kết hợp một cách hiệu quả ?
Ứng dụng vào MMO & affiliate marketing
Khách hàng càng ngày càng thông minh trong việc lựa chọn, họ đã quá quen với nhiều “lời mời gọi hấp dẫn”.
Hiện nay bạn sẽ nghe nhan nhản người bán hàng hay kiếm tiền online nói rằng, không còn có thể bán hàng một cách trực tiếp nữa trừ khi sản phẩm quá xuất sắc.
Nhưng khi sản phẩm của bạn tốt, thì đối thủ cạnh tranh trên thị trường vẫn đầy ra.
Vì vậy, bạn sẽ cần nhiều hơn là chỉ những nội dung quảng cáo, bán hàng trực tiếp.
Hãy để khách hàng có sự tự nguyện mua hàng sau khi bạn hoàn thành được quá trình:
- Khơi gợi vấn đề (nỗi đau, đồng cảm..v.v.)
- Lấy được lòng tin, tạo uy tín (authority)
- Đưa ra giải pháp & khách hàng mong muốn giải pháp đó
- Chốt sale bằng copywriting ở bước salepage cuối cùng
Ứng dụng vào MMO hay affiliate marketing thì dễ dàng thấy, quá trình trên chính là:
- Xây dựng prelander bằng content writing
- Dẫn khách hàng vào prelander thông qua các kênh paid traffic & free traffic
- Điều hướng khách hàng thành công bằng prelander sang salepage
- Salepage là nơi copywriting thể hiện tài “chốt sale”
Bạn thấy mô hình này quen thuộc không? Và nó đã giúp các ngành hot TPCN, đông y, sinh lý, làm đẹp… làm mưa làm gió mạnh mẽ trong 1,5 năm trở lại đây.
Ví dụ về “vòng tay phong thủy”, nếu chỉ có mỗi mình trang salepage thì chắc chắn khả năng mình mua là rất thấp. Nhưng mọi việc lại khác khi có thêm prelander kể về “thay đổi cuộc đời nhờ đeo vòng tay”, mình đã bị thuyết phục và quyết định mua hàng.
- Salepage: Vòng tay phong thủy
- Prelander: Thay đổi cuộc đời nhờ đeo vòng tay phong thủy
Tạm kết
Sau bài viết hi vọng rằng bạn đã dễ dàng phân biệt được đâu là copywriting, đâu là content writing.
Quan trọng hơn, không có cái nào là thừa thải hoặc dở hơn cái kia. Bạn đã biết cách ứng dụng & kết hợp chúng vào một chiến dịch marketing online hiệu quả.
Giờ đến lược của bạn tư duy những cách phối hợp nào mới để content marketing luôn sáng tạo & giúp bạn bán được hàng.
Nếu có thắc mắc gì hãy để lại bình luận mình sẽ hỗ trợ.
Bình luận?
Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:
(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan
Em là người mới tìm hiểu về digital marketing mà đọc những bài viết như thế này thật sự rất dễ hiểu. Đều là những bài chia sẻ có tâm, phân tích từng ý rõ ràng, so sánh, đưa ví dụ minh họa cụ thể, … Thật sự cảm ơn đội ngũ của blog ạ <3
Cảm ơn nhận xét của bạn, thường xuyên ghé thăm blog để cập nhật nội dung mới nhé.
Ad cho mình hỏi là bài chính sách, bảo mật của website mình copy được không nhỉ?
Chào bạn, dù là bài gì thì bạn cũng không nên copy hoàn toàn nhé. Bạn chỉ nên học hỏi và viết lại nội dung phù hợp với website của mình