Với lượng người dùng tăng dần đều qua mỗi ngày thì những social network phổ biến hiện nay như Facebook, Instagram… đều là những kênh màu mỡ để quảng cáo.
Song song với chạy quảng cáo, bạn cần làm content đều đặn cho social.
Thỉnh thoảng, bạn sẽ bí ý tưởng thì hãy đọc bài viết này. Mình sẽ chia sẻ bạn 25 cách làm content khác nhau trên social, mà cách nào cũng hay cả.
1/ User-Generated Content (UGC)
Đây là dạng nội dung do chính khách hàng của bạn tạo ra như review, feedback, ảnh chụp/video về sản phẩm … sau đó được post lên social mà doanh nghiệp không cần chi trả bất kỳ chi phí quảng cáo nào cho người đăng đó.
Ví dụ: Trào lưu in tên lên lon Coca đã từng là Case Study kinh điển và làm mưa làm gió ở trên thế giới nói chung và cả Việt Nam.
Người dùng ngày càng khó tính và nhạy cảm với những tin quảng cáo, vì vậy mà có đến 90% người dùng cho rằng UGC giúp tăng độ tin cậy của doanh nghiệp, từ đó họ dễ đưa ra quyết định mua hàng hơn.
Để khách hàng có thể chủ động tạo nội dung bạn cần phải có chiến lược phù hợp, có thể tham khảo những cách sau:
- Tạo sự khan hiếm cho sản phẩm: khách hàng luôn thích những sản phẩm “độc, lạ, hiếm” trên thị trường, bạn có thể gắn thêm nhãn “phiên bản đặc biệt”, “phiên bản giới hạn” riêng cho sản phẩm, dĩ nhiên chất lượng sản phẩm phải tỉ lệ thuận với cái tên.
- Tạo sự khác lạ trong dịch vụ: bạn có thể viết thiệp tay, thiệp in cám ơn khách hàng mua hàng hay sử dụng dịch vụ bên bạn, sự chăm sóc đặc biệt này dễ có được tình cảm của họ.
- Xin Feedback: bạn có thể kích thích hành động này của khách hàng bằng cách tạo mã giảm giá, chương trình đặc biệt dành riêng cho khách hàng làm đúng theo yêu cầu.
- Hastag: tạo ra những thử thách kèm hastag, cách này giúp tăng UGC và viral cho brand
2/ Company News
Đây là dạng nội dung mà bạn có thể triển khai về việc chia sẻ hoạt động nội bộ của công ty, đội nhóm hoặc nếu bạn làm một mình thì có thể chia sẻ những hoạt động cá nhân.
GỢI Ý
Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình
Dĩ nhiên mọi thông tin chia sẻ trên social đều phải có chừng mực, vì có những thứ sẽ rất nhạy cảm khi công khai.
3/ Blog Posts
Nếu bạn có blog thì có thể chia sẻ bài viết lên các kênh social hiện nay. Nếu chưa, hãy học cách làm blog
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý là mọi Social network hiện nay đều không thích những url dẫn ra ngoài hệ sinh thái của mình, điển hình là blog post, vì vậy mà khi bạn share link trực tiếp reach sẽ kém hơn là hình ảnh, video.
Nhưng bù lại thì blog post sẽ được user chủ động tìm kiếm thông qua các công cụ tìm kiếm, điển hình nhất là Google hay Facebook Search:
4/ Instagram Reels
Có thể bạn đã quá quen với những tính năng được “Mark xoăn” copy lại từ các đối thủ cho các “con cưng” của mình, và mới đây tính năng được xem là clone của Tiktok là Reels đã được đưa vào Instagram.
Đây là tính năng tạo những video ngắn, kèm hiệu ứng và nhạc, giới hạn mỗi video chỉ 15s.
Mặc dù nghe thì khá chán, nhưng bạn cứ test. Tính năng này vẫn chưa được update rộng rãi trên các thiết bị nên mình chưa thể lấy ví dụ thực tế nào ở Việt Nam được.
5/ Stock Photo
Để góp phần làm đẹp thêm nội dung trên social, bạn nên đầu tư thêm về mặt hình ảnh cho nội dung. Bạn có thể sử dụng những kho hình ảnh miễn phí như Unsplash hay Freepik
Tuy nhiên, bạn cần lấy những ảnh có liên quan tới công việc chứ tất nhiên là không post linh tinh được.
6/ Community Spotlights
Dịch ra tiếng Việt nghĩa là tiêu điểm cộng đồng, chẳng hạn như bạn làm những bài viết theo dạng phỏng vấn 1:1, hoạt động của cộng đồng có liên quan đến sản phẩm của bạn.
7/ Employee Spotlights
Nghĩa tiếng Việt là tiêu điểm của nhân sự, nghĩa là bạn chia sẻ những hình ảnh đẹp & ý nghĩa từ nhân sự, đội nhóm của bạn.
Cái này bạn có thể tham khảo The Coffee House, họ làm rất nhiều ý tưởng kiểu thế này.
8/ Product Shots
Product Shots (ảnh sản phẩm) đương nhiên là phải có rồi, bạn bán gì thì đầu tư hình ảnh về sản phẩm đó. Ảnh mà đẹp thì chạy quảng cáo cũng thu hút rất nhiều tương tác & ra nhiều đơn đấy nhé:
Tuy nhiên, không nhất thiết ngày nào bạn bắt buộc phải post ảnh sản phẩm, có rất nhiều ý tưởng khác nhau để bạn có thể triển khai, đó là lý do mà mình chia sẻ bài viết này.
9/ Behind-The-Scenes Content
Những nội dung hậu trường thật sự có ý nghĩa và gây thiện cảm với người theo dõi bạn, ngoài những sản phẩm chất lượng bạn mang đến thì họ còn rất tò mò con người thật đằng sau của bạn.
Đó có thể là hình ảnh lúc làm việc, thậm chí cả ảnh chế hay đoạn video ngắn về quá trình sản xuất và cho ra mắt sản phẩm.
Về content dạng này bạn có thể tham khảo qua những kênh giải trí như 1977 Vlogs, FAPTV …
10/ Celebrate Holidays
Với những ngày lễ bạn nên đầu tư design 1 bức ảnh hay video kèm theo lời chúc ý nghĩa, việc này giúp tăng tương tác và viral cho kênh.
11/ Create Your Own Game or Challenge
Bạn có thể tăng tương tác bằng việc tạo game hoặc thử thách cho người dùng. Để hiệu quả thì bạn nên đầu tư kỹ lưỡng về kịch bản & quà tặng.
Bạn có thể tham khảo ý tưởng từ Highland Coffee.
12/ Audiograms
Đây là dạng content bạn sẽ gặp nhiều khi lướt Tiktok, nghĩa là bạn tạo ra những bản audio sau đó chèn chữ vào và tạo thành 1 video có ý nghĩa.
Mình lấy video minh họa từ Fanpage Trấn Thành để bạn dễ hình dung.
13/ Testimonials
Testimonials nói ra sẽ thấy rất giống với UGC, vì cũng là khách hàng tự tạo nội dung với những review, feedback … nhưng khác ở chỗ là nội dung được tạo bởi những người có sức ảnh hưởng với cộng đồng lớn hơn (KOLs).
Ví dụ thực tế về KOL Khánh Vy về sản phẩm sữa Tetra Pak
14/ Industry Articles
Nghĩa là bạn chia sẻ những nội dung tin tức, cập nhật mới nhất những sự kiện nổi trội về lĩnh vực liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.
Bạn có thể tham khảo cách triển khai của Page Brands VietNam.
15/ Influencer Content
Hợp tác với KOLs nhờ họ post bài hoặc làm video lên social, rồi dùng kênh của bạn share lại. Content dạng này khá dễ hiểu nên mình không giải thích gì thêm.
16/ Instagram Stories
Nếu bạn đang triển khai content trên Instagram thì không thể bỏ qua tính năng Stories, mỗi ngày nên đăng từ 4-6 stories và bạn có thể đăng “đa content” trên đây, miễn là liên quan đến sản phẩm/dịch vụ hay chủ đề mà bạn đang chia sẻ.
17/ Inspirational Quotes
Để tăng thêm sự đang dạng cho content trên kênh bạn đừng quên cả những Quote truyền cảm hứng.
Bạn có thể tự design bằng cách dùng Designbold hoặc Canvas, cách sử dụng rất đơn giản, bạn có thể search thêm trên Google.
Bạn có thể tham khảo thêm cách làm content này trên FanPage của anh Nguyễn Hữu Trí.
18/ User Feedback Survey Results
Bạn tạo khảo sát về 1 vấn đề nào đó để followers bình chọn, sau khi đã có kết quả thì design hình ảnh cho đẹp rồi share lên social.
Đây là cách giúp bạn có thể hiểu thêm về insight khách hàng và thay đổi content cho social phù hợp.
19/ Go Live
Ở đây mình không cần nói gì thêm khi mà livestream được đầu tư về mặt chất lượng sẽ được ưu tiên reach trên mọi nền tảng social.
Ngoài ra, việc livestream thường xuyên trên kênh còn giúp bạn tăng tương tác và Follow rất nhiều, dù cho là bán hàng, trò chuyện, giải trí … thì vẫn không nên bỏ qua cách này.
Bạn có thể quay trực tiếp hoặc quay trước video rồi phát lại với sự hỗ trợ của phần mềm thứ 3.
Ví dụ về Page Pho, vừa công chiếu vài giây mà lượt xem đã lên tới hơn 300.
20/ Twitter Chats
Twitter ở Việt Nam thì không phổ biến nhiều, tuy nhiên bạn vẫn có thể dùng Twitter để tạo ra những chủ đề trọng tâm trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh.
Việc xây dựng brand đa kênh sẽ giúp cho Google hiểu được bạn đang hoạt động trên nhiều kênh khác nhau và đánh giá brand bạn tốt hơn trên công cụ tìm kiếm.
Ngoài ra, bạn còn có thể mở rộng phạm vi tiếp cận với brand hơn, chứ không chỉ trong phạm vi trong nước.
Case điển hình nhất là Sơn Tùng, mặc dù lượng follow có phần khiêm tốn hơn so với những kênh còn lại.
21/ Host A Online Event
Tổ chức sự kiện trực tuyến, đây là dạng nội dung dành cho những cá nhân, tổ chức chuyên nghiệp với lượng follow lớn, thường là các sự kiện online và mới các chuyên gia đàm đạo, chia sẻ với người dùng.
Ví dụ như buổi talk show giữa 3 Speaker: Donnie Chu – Thái Học – Lưu Thiện Ân
22/ Spotify Playlists
Spotify với lượng người dùng ngày càng tăng nhanh, vì vậy nếu bạn có khả năng về việc chia sẻ thì có thể triển khai các chiến dịch podcast.
Podcast hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều người làm, nếu bạn có ý tưởng thì nên làm ngày và có thể tham khảo qua kênh của anh Thái Phạm trên Spotify.
23/ Repurposed Content
Đăng những nội dung lặp lại nghĩa là bạn dựa vào số liệu trong mục insight trên các kênh social, xem bài viết/video nào nhận được nhiều tương tác hoặc reach cao thì có thể làm mới nội dung hoặc làm nội dung khác tương tự như vậy.
Ví dụ: Dưới đây là Fanpage của mình và sử dụng insight để phân tích dữ liệu.
24/ Get Creative With Emojis & GIFS
Emoji nghĩa là biểu tượng cảm xúc và bạn đã có thể bắt gặp rất nhiều với những bài post trên các mạng xã hội hiện nay, những biểu tượng khi chèn trong nội dung social sẽ giúp sinh động và mang tính đàm thoại với người đọc hơn.
Ví dụ bài viết của balohanghieu đã sử dụng 2 biểu tượng: “balo” & “giỏ hàng”:
Còn Gifs là tệp ảnh động. Trên Instagram thì mình thấy khá nhiều, đặc biệt là stories, việc chèn thêm gifs sẽ giúp nội dung chia sẻ bạn sẽ thu hút hơn, đặc biệt là với những nút CTA như: link in bio, giveaway …
25/ Content Series
Bạn tổng hợp lại những chủ đề mà người dùng quan tâm nhất, đóng gói nó lại thành 1 series bài viết hoặc video hướng dẫn, việc này giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và lưu lại khi có nhu cầu, và giúp tăng tương tác cho những bài viết khác, viral đến với nhiều người hơn.
Ví dụ: Bạn có thể tham khảo qua chuỗi bài viết về TMDT của anh Vũ Minh Trà
Lời Kết
Trên đây là 25 ý tưởng làm nội dung trên social kèm theo các ví dụ thực tế tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Chúc bạn thành công, đừng quên để lại comment dưới bài viết nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mình sẽ hồi âm lại ngay.
Bình luận?
Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:
(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan
minh thanh xin cám ơn bài viết của bài bổ ích, thanks