Nếu bạn muốn kinh doanh mà không có vốn (hoặc ít vốn) thì nên tìm đến mô hình Dropship (Một mô hình vô cùng tiềm năng mà nhiều người đang làm)
Bạn có thể bán hàng hóa/dịch vụ của nhiều thương hiệu khác mà không cần phải nhập hàng. Thậm chí từ Alibaba, 1688 hay Taobao.
Với lượng traffic tăng trưởng ngày 1 “khủng” thì việc nhiều người lựa chọn kinh doanh/bán hàng trên Shopee ngày càng trở nên là xu hướng. Số liệu thống kê theo SimilarWeb
Lưu ý về 5 câu hỏi bán hàng trên Shopee
5 câu hỏi dưới đây đều được mình tổng hợp lại từ những chủ shop mới tham gia hoặc đã bán hàng trên Shopee nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy những câu hỏi liên quan như:
- Cách đăng ký bán hàng trên Shopee?
- Phí bán hàng trên Shopee như thế nào?
- Cách in đơn hàng trên Shopee?
- Cách gửi hàng trên Shopee?
Tất cả mình đã có bài viết chia sẻ chi tiết về hướng dẫn bán hàng Shopee
Hiện nay Shopee là bến đỗ của rất nhiều người khi nghĩ đến việc kinh doanh online và bán hàng trên Shopee không khó để 1 người mới bắt đầu và bán được hàng trên đây.
Tuy nhiên, khi “lâm trận” rồi mới phát sinh nhiều vấn đề mà bạn cần giải quyết nhưng không biết tìm câu trả lời chính xác nhất ở đâu.
Vì vậy, trong bài viết này mình đã tổng hợp và giúp bạn giải đáp 5 câu hỏi phổ biến nhất của các chủ shop bán hàng trên Shopee.
Câu 1: Lý do không bán được hàng trên Shopee?
Đây là vấn đề muôn thuở của newbie khi mới bắt đầu bán hàng trên Shopee.
GỢI Ý
Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình
Để có thể bán được những đơn hàng đầu tiên bạn cần xem xét lại tổng thể shop, cả những đối thủ cạnh tranh xem họ đang bán thế nào và hãy tự tìm câu trả lời cho 2 câu hỏi sau:
- Lý do gì khách hàng lựa chọn đối thủ mà không phải bạn?
- Lý do để họ mua hàng trên shop của bạn?
Không bán được hàng trên Shopee thường sẽ là những lý do như:
- Không tối ưu SEO
- Chạy quảng cáo Shopee nhưng lại không tracking và tối ưu, dẫn đến việc đốt tiền nhưng không mang về đơn nào.
- Không trang trí Shop, thiếu thông tin minh bạch dẫn đến việc không tạo được sự uy tín cho khách hàng.
- Không tối ưu những chỉ số quan trọng cho shop như lượt follow, tỉ lệ phản hồi chat, đánh giá …
- Không sử dụng những công cụ hỗ trợ có sẵn từ Shopee như mã giảm giá, các chương trình shopee …
- Hình ảnh không bắt mắt, thiếu video cho sản phẩm
- …
Ngoài 7 bí kíp marketing bán hàng nghìn đơn trên Shopee mình đã từng chia sẻ thì bạn có thể lên những group review, tạo những deal chất lượng để những người đang có nhu cầu vào mua hàng và review chất lượng cho sản phẩm.
Sau đây là 2 goup chất lượng mà bạn có thể tham gia:
Đây là cách giúp bạn có được những đơn hàng đầu tiên, bước đà cho những đơn tiếp theo.
Câu 2: Cách đạt được 100 đơn hàng đầu tiên trên Shopee
Khi đã có được vài đơn đầu thì cột mốc lý tưởng bạn nên đặt ra và chinh phục là 100 đơn hàng tiếp theo.
Nếu bạn hoàn thành được target này trong 30 ngày thì tỉ lệ được xét duyệt lên Shop yêu thích sẽ rất cao.
Sau đây là những kinh nghiệm từ mình mà bạn có thể tham khảo để áp dụng.
Chiến lược về giá
Khách hàng đã quá quen thuộc và thừa biết bạn sẽ đôn giá sản phẩm lên cao và tạo chương trình giảm giá sản phẩm đúng với mức bán mong muốn.
Biết nhưng không phải là cách làm này không còn hiệu quả, ngoài việc kích thích nhu cầu “mua hàng giá rẻ” của khách hàng, thì việc này còn giúp bạn hạn chế được rủi ro chi phí nhập sau này sẽ tăng và những chi phí phát sinh khác.
Vì vậy về mức giá này không nên đặt bừa, bạn nên lấy giá gốc cộng thêm những chi phí liên quan như:
- Phí sàn 2%.
- Chi phí gói hàng.
- Hỗ trợ phí vận chuyển.
- Khuyến mãi tặng kèm.
- Dự trù cả việc giá gốc sau này sẽ tăng.
Lưu ý: Việc điều chỉnh giá gốc sau này thì khả năng bị khóa sản phẩm là khá cao, vì vậy bạn nên cân nhắc về giá gốc ngay từ khi đăng sản phẩm lên.
Mã giảm giá
Trong kênh marketing trên Shopee có nhiều công cụ hỗ trợ cho người bán mà bạn nên tham gia như:
- Chương trình của tôi: đây là công cụ sẽ giúp bạn giảm giá trực tiếp sản phẩm xuống khi bạn đã set mức giá sản phẩm cao hơn giá gốc như mình đã chia sẻ ở trên.
Lưu ý: Mức giảm không được vượt quá 50% - Mã giảm giá của tôi: Đây là mã giảm giá bạn tạo thêm để khách hàng có thể sử dụng trực tiếp, giảm theo % giá trị sản phẩm hoặc giảm theo số tiền.
- Flash Sale của Shop: đây là chương trình dành cho những shop đạt đúng tiêu chí mà Shopee đưa ra. Người bán có thể tự tạo ra flash sale cho shop của mình, đây là cách giúp bạn tăng độ hiển thị và muốn tạo những deal giảm hơn 50% so với giá sản phẩm ban đầu.
- Combo khuyến mãi: Bán theo combo sẽ giúp bạn gia tăng đơn hàng nhanh chóng. Tìm hiểu thêm
- Xu của Shop: Bạn có thể nạp tiền vào để quy đổi ra xu, bạn dùng xu này để thu hút khách hàng với những tính năng như livestream hoặc chơi game nhận xu.
- Tin nhắn quảng bá: Giống như với chatbot, bạn sẽ gửi tin nhắn quảng bá các chương trình của shop đến với từng nhóm khách hàng tiềm năng.
- Game của shop: Bạn có thể tự tạo ra các chương trình chơi game cho shop để thu hút khách truy cập với giải thưởng là các mã giảm giá hoặc là tính năng “xu của shop” mà mình đã chia sẻ ở trên.
- Ưu đãi Follower: đây là công cụ giúp cho bạn tăng follow hiệu quả cho shop bằng cách tạo ra những chương trình giảm giá cho từng sản phẩm.
- Mua kèm deal sốc: đây là công cụ marketing mình thấy khá hiệu quả với 2 chương trình “giảm giá khi mua kèm” và “mua để nhận quà” giúp bạn gia tăng đơn hàng và doanh thu lên rất nhiều. Xem thêm
Nếu so với “combo khuyến mãi” thì chương trình “mua kèm deal sốc” sẽ hiệu quả hơn và bạn chỉ có thể tham gia 1 trong 2 chương trình.
Tối ưu SEO
Nếu bạn mong muốn sản phẩm shop mình có nhiều lượt tiếp cận tự nhiên mà không cần tốn quá nhiều chi phí quảng cáo thì nên tối ưu SEO cho shop và từng sản phẩm.
SEO trên Shopee đơn giản hơn so với việc SEO trên website, checklist cơ bản như sau:
- Nghiên cứu từ khóa
- Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO, kích thước nên là hình vuông, tên file có chứa từ khóa.
- Tên Shop nên đặt theo từ khóa.
- Tiêu đề sản phẩm cũng nên chứa từ khóa chính và cả từ khóa phụ, tránh những từ khóa không liên quan.
- Mô tả chứa từ khóa chính và từ khóa phụ, từ khóa nên đặt hợp lý, không spam từ khóa, cuối mô tả nên đặt #hastag.
- …
Việc SEO cần thời gian, và bạn cũng cần có chiến lược để đẩy traffic, tăng tỉ lệ chuyển đổi để gia tăng thứ hạng trên mỗi kết quả tìm kiếm.
Đẩy top sản phẩm
Shopee có hỗ trợ việc “đẩy sản phẩm” cho từng sản phẩm trong shop, việc này giúp sản phẩm của bạn có cơ hội tiếp cận được khách hàng tiềm năng.
Tham khảo: Làm thế nào để đẩy sản phẩm lên đầu trang
Lưu ý: Mỗi shop chỉ được đẩy miễn phí 5 sản phẩm 1 lần, mỗi lần 4 tiếng.
Sản phẩm phễu
Sản phẩm phễu thường sẽ là những sản phẩm giá rẻ, không lãi nhiều, hòa vốn hoặc thậm chí là lỗ trong mức chấp nhận được.
Để tận dụng hiệu quả bạn nên sử dụng sản phẩm phễu vào những cách như:
- Tham gia deal 1k của Shopee (chương trình này chỉ đợi Shopee chủ động liên hệ với shop).
- Tạo chương trình “mua kèm deal sốc” tặng kèm với sản phẩm chủ lực.
- …
Chạy quảng cáo
Nếu bạn muốn tăng tỷ lệ tiếp cận khách hàng tiềm năng thì có thể chạy quảng cáo trên Shopee. Đây là cách giúp bạn gia tăng số lượng đơn hàng bán ra.
Hiện tại Shopee có 3 dạng quảng cáo sau:
- Đấu thầu từ khóa.
- Quảng cáo liên quan.
- Quảng cáo Shop (chỉ dành cho shop yêu thích & Shopee Mall).
Lưu ý: Không phải cứ lên camp chạy là bạn sẽ ra đơn. Nó còn phụ thuộc vào sản phẩm và cách bạn tracking, tối ưu như thế nào.
Chạy quảng cáo chỉ thật sự mang lại hiệu quả khi bạn đã chuẩn bị mọi yếu tố cần thiết cho shop như:
- Trang trí bên ngoài cho shop, thật bắt mắt trên giao diện mobile.
- Đầu tư hình ảnh/video chi tiết sản phẩm.
- Mã giảm giá sản phẩm.
- Những chương trình ưu đãi kèm theo.
- Feedback chất lượng về sản phẩm.
- Follow những đối thủ cùng lĩnh vực cũng đang chạy quảng cáo.
Ví dụ như mẫu quảng cáo dưới đây, đốt tiền không hiệu quả, nếu có ra đơn thì chỉ là may mắn. Hoặc có thể đây là chiến lược khác của họ, chạy chỉ để kiếm thêm traffic về cho shop.
Lưu ý: Bạn nên chạy ít nhất là 10-15 ngày thì mới có được những chỉ số thống kê để phân tích.
Chương trình của Shopee
Để tận dụng nguồn traffic nội sàn “khủng” hiệu quả, bạn nên thường xuyên tham gia vào những chương trình có sẵn trên Shopee, đây là cách để bạn gia tăng đơn mà không cần tốn chi phí quảng cáo.
Kéo traffic ngoại sàn
Nếu bạn đã có sẵn traffic từ những kênh bán hàng khác như: website, Facebook, Instagram, Youtube, … thì có thể tận dụng để kéo về shop và gia tăng đơn hàng.
Ngoài ra, hiện nay trên Facebook có rất nhiều group chất lượng mà tại đây bạn có thể tạo deal tốt để đổi lại những review chất lượng, cách này không giúp bạn lãi nhiều nhưng đổi lại bạn lại tăng được lượng đơn hàng và review chất lượng.
Tối ưu Shop
Bạn nên theo dõi những chỉ số bán hàng thường xuyên để tối ưu shop như:
- Lượt xem, lượt truy cập.
- Sản phẩm nào được xem nhiều.
- Tỉ lệ thoát trang (càng thấp càng tốt).
- Số lượng sản phẩm thêm vào giỏ hàng.
- …
Nhân bản shop
Khi 1 shop đã ổn định và ra đơn đều bạn có thể nhân bản thêm từ 1-2 shop khác để gia tăng lượng đơn hàng. Bạn có thể nhân bản theo chiến lược sau:
- Shop 1 chuyên về SEO sản phẩm.
- Shop 2 chuyên chạy quảng cáo.
- Shop 3 dùng để tham gia những chương trình của Shopee.
Nếu việc nhân bản shop nhưng cùng bán 1 mặt hàng thì bạn nên cẩn thận trong IP đăng nhập, vì rất dễ bị lock account.
Còn nếu bạn muốn nhân bản shop và bán 1 sản phẩm khác thì cứ thoải mái đăng nhập trên cùng 1 máy và 1 wifi.
Câu 3: Làm thế nào để tăng đánh giá 5* cho shop?
Đây là câu hỏi mà đa số shop bán hàng hiện nay trên Shopee đều mong muốn được chia sẻ, bạn có thể tham khảo một vài hướng dưới đây để tăng đánh giá cho shop:
- Sản phẩm tốt & chất lượng đúng như mô tả.
- Có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, những deal tốt mà chất lượng sản phẩm lại vượt sức mong đợi thì họ sẽ sẵn sàng để lại feedback cho bạn.
- Gọi điện chăm sóc: Khi có đơn hàng bạn có thể gọi điện xác nhận đơn hàng, nên dùng nữ cho khâu này sẽ hiệu quả hơn, khi hệ thống Shopee báo khách hàng đã nhận hàng thì bạn có thể gọi hỏi thăm lần nữa kèm voucher cho đơn hàng tiếp theo hoặc card điện thoại (nếu biên độ lợi nhuận sản phẩm lớn) để tăng tỉ lệ feedback cho sản phẩm.
- Dùng giấy note: cách này đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, nếu số lượng đơn ít thì bạn có thể áp dụng, sau này đơn nhiều thì in để tăng sự chuyên nghiệp.
Câu 4: Traffic nội sàn hay ngoại sàn mang lại hiệu quả hơn?
Hiện nay người bán trên Shopee có xu hướng đổ traffic vào shop như sau:
- Traffic ngoại sàn: là những lượng truy cập bên ngoài và đổ về shop trên Shopee như Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube, Zalo …
- Traffic nội sàn: là những lượng truy cập từ bên trong Shopee mà bạn là người bán sẽ tham gia mọi hình thức từ free traffic đến paid traffic để tăng lượt hiển thị mỗi khi khách hàng tìm kiếm.
Shopee đã chi rất nhiều tiền cho việc truyền thông và marketing nên lượng truy cập mỗi tháng trong lĩnh vực TMDT là không có đối thủ.
Vì vậy mà bạn không nên bỏ qua những traffic nội sàn Shopee. Tối ưu SEO là việc phải làm và việc chạy quảng cáo Shopee là việc bạn nên tham gia. Ngoài ra, những traffic truy cập vào shop bạn còn sẽ được Shopee re-marketing trên nhiều social khác.
Sau này khi shop đã phát triển, bạn muốn gia tăng số lượng đơn hàng và độ nhận diện thương hiệu thì có thể đổ thêm traffic ngoài sàn từ những kênh tiềm năng khác.
Tuy nhiên, nếu ban đầu bạn đã có sẵn traffic ngoài chất lượng thì vẫn nên ưu tiên những kênh này trước.
Câu 5: Cách xử lý tình trạng phá giá từ shop khác?
Khi bạn đã quyết định bán hàng trên Shopee thì tình trạng phá giá từ những shop khác là không tránh khỏi.
Một phần lý do đến từ hành vi “thích rẻ” từ khách hàng và còn lại nằm ở khía cạnh cạnh tranh không lành mạnh.
Việc này khiến cho những shop mới rất dễ bị “đè” hay những shop đang ra đơn rất tốt thì % chuyển đổi bị giảm thê thảm.
Nếu bạn bán sản phẩm chính hãng hay đã là Mall thì có thể báo cáo với Shopee về những tình trạng này, nếu họ bán hàng chính hãng nhưng lại không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ thì sản phẩm sẽ bị xóa.
Ở hướng ngược lại, nếu bạn là shop mới và nhỏ thì việc bị “đè giá” thì chỉ nên biết và tập trung vào việc tối ưu, xây dựng chất lượng dịch vụ shop thật tốt.
Lưu ý: Tuyệt đối đừng giảm giá thấp hơn đối thủ, đây không phải là cách hay mà chính bạn sẽ tự loại mình ra khỏi sân chơi.
Vì mình đã từng gặp trường hợp, cùng 1 sản phẩm nhưng shop bán giá cao lại bán chạy hơn shop bán giá thấp. Nhìn vào thì thấy chất lượng dịch vụ là thứ “hấp dẫn” khách hàng hơn hẳn.
Lời Kết
Trên đây là tổng hợp 5 câu hỏi phổ biến nhất của các chủ shop bán hàng trên Shopee mà bạn có thể tham khảo, sẽ còn rất nhiều câu hỏi khác xung quanh chủ đề này mà trong 1 bài viết mình không thể chia sẻ hết được.
Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bán hàng trên Shopee thì có thể đặt dưới phần comment bài viết này, mình sẽ hồi âm ngay.
Bình luận?
Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:
(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan
Hướng dẫn ngắn, chất lượng cao về MMO, kinh doanh