(Mới) Nhóm riêng trên Telegram dành cho các bạn đầu tư crypto. Tham gia tại đây.

Kênh người bán Shopee A-Z: Hướng dẫn sử dụng & tổng hợp mẹo


Nếu bạn muốn kinh doanh mà không có vốn (hoặc ít vốn) thì nên tìm đến mô hình Dropship (Một mô hình vô cùng tiềm năng mà nhiều người đang làm)

Bạn có thể bán hàng hóa/dịch vụ của nhiều thương hiệu khác mà không cần phải nhập hàng. Thậm chí từ Alibaba, 1688 hay Taobao.

Kênh người bán Shopee đã là nơi quá quen thuộc với những cá nhân đã đang bán hàng trên sàn TMDT số 1 ở Việt Nam hiện nay.

Kênh người bán Shopee là gì?

Kênh người bán Shopee là website để bạn đăng bán, cung cấp bộ công cụ hỗ trợ và quản lý mọi hoạt động kinh doanh bán hàng trên sàn TMDT Shopee.

Có thể thao tác & quản lý trên ứng dụng Shopee không? Được. Bạn có thể sử dụng trợ lý bán hàng trên ứng dụng Shopee của điện thoại, giúp bạn quản lý shop tiện hơn.

Ở bài viết này mình sẽ không đi chi tiết giải quyết về vấn đề nên bán gì ở Shopee hay cách để bán hàng trên Shopee hiệu quả nữa.

Nếu bạn chưa biết bán gì thì xem qua cách tìm ngách để tìm được ý tưởng cho việc lựa chọn sản phẩm phù hợp. Hay bạn đang tìm kiếm cách bán hàng trên Shopee hiệu quả thì có thể xem qua hướng dẫn ở bài viết này.

Ngoài ra, nếu bạn đã đăng ký bán hàng trên Shopee thì có thể tham gia vào group lập nghiệp với Shopee để được hỗ trợ cũng như tham khảo thêm những kinh nghiệm từ những seller khác.

Ở trong phạm vi bài viết này mình sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm bán hàng trên Shopee với hướng dẫn thao tác và sử dụng các công cụ trên kênh người bán Shopee cũng như những mẹo giúp bạn xử lý đơn hàng hay những việc cần phải tối ưu để gia tăng đơn hàng hiệu quả.

kênh người bán shopee

Lưu ý:

  • Trước khi đi vào bài viết bạn cần phải có tài khoản của người bán. Nếu chưa có bạn xem bài viết hướng dẫn này tại Shopee.
  • Mình sẽ hướng dẫn tất cả những tính năng, công cụ đang có trên Shopee. Vì vậy, mình sẽ đi theo thứ tự từng chuyên mục 1 từ trên xuống dưới.

chuyên mục kênh người bán Shopee

GỢI Ý

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình 😍

1/ Vận chuyển

Chuyên mục vận chuyển là nơi mà bạn sẽ quản lý tiến độ giao/nhận của đơn hàng khi khách hàng đặt đơn cho đến lúc đơn hàng hoàn thành.

Quản lý vận chuyển

quản lý vận chuyển trên kênh người bán shopee

Tại đây bạn sẽ biết được những thông tin sau:

  • Trạng thái đơn hàng: đang chờ xác nhận, chờ lấy hàng, đang giao, đã giao, đơn hủy và đơn đã hoàn trả
  • Xuất được file thông tin đơn hàng
  • Khi bạn click vào đơn hàng sẽ có thông tin chi tiết về người mua, tiến độ giao hàng, cũng như chi phí và doanh thu mà bạn nhận được
Giao hàng loạt

Đây là tính năng giúp bạn xử lý nhiều đơn hàng cùng 1 lúc, nghĩa là khi có 10 đơn hàng cùng đặt 1 đơn vị vận chuyển thì bạn có thể xử lý nhanh bằng cách xác nhận và in đơn hàng 1 loạt.

Ngoài ra, bạn còn có thể lựa chọn gửi hàng tại bưu cục hay bạn sẽ yêu cầu shipper đến lấy hàng.

giao hàng trên kênh người bán shopee

Cài đặt vận chuyển

Bạn có thể bật tắt nhanh từng đơn vị vận chuyển hiện có mặt trên Shopee, thiết lập ưu tiên hiển thị ở vị trí đầu tiên khi khách hàng thêm vào giỏ và đặt hàng.

Ở mỗi nhà vận chuyển bạn sẽ có những thông tin quan trọng như khối lượng tối đa và tối thiểu của đơn hàng.

nhà vận chuyển trên kênh người bán shopee

Ngoài ra, ở phía dưới cùng có tính năng dành cho các máy in nhiệt mà bạn có thể bật lên sử dụng, đây là những loại máy có thể cân được 1 lúc vài trăm phiếu xuất hàng và bạn có thể dán trực tiếp lên kiện hàng mà không cần đến băng dính.

2/ Quản lý đơn hàng

Ở mục này bạn có thể theo dõi và thống kê được tất cả các trạng thái đơn hàng bao gồm cả đơn hủy và trả hàng/hoàn tiền.

Để xem tình trạng hoạt động của shop mình có hiệu quả không thì bạn có thể lựa chọn khoảng thời gian và xuất file về máy để kiểm tra.

quản lý đơn hàng trên kênh người bán shopee

3/ Quản lý sản phẩm

Tất cả sản phẩm

Ở đây bạn có thể quản lý được tình trạng của tất cả sản phẩm bao gồm:

  • Sản phẩm chờ duyệt, đã duyệt
  • Sản phẩm hết hàng
  • Sản phẩm đang tạm khóa (có thể là vi phạm chính sách Shopee)
  • Sản phẩm đã ẩn, bạn không muốn sản phẩm nào hiển thị nữa thì có thể tắt và sẽ xuất hiện ở đây

Ngoài ra, bạn còn có thể chỉnh sửa hàng loạt thông tin của tất cả sản phẩm cùng 1 lúc mà không cần phải vào từng sản phẩm 1 để thao tác tại công cụ xử lý hàng loạt.

Đẩy sản phẩm là 1 trong những tính năng giúp bạn tăng vị trí hiển thị khi khác hàng tìm kiếm mà bạn không thể bỏ qua. Xem hướng dẫn

quản lý sản phẩm trên kênh người bán shopee

Thêm sản phẩm

Để có thể bắt đầu bán hàng trên Shopee thì đây chính là tính năng giúp bạn bắt đầu đăng tải những sản phẩm đầu tiên lên trên sàn.

Bạn cũng nên lưu ý là nên đăng theo quy trình chuẩn để tối ưu SEO và tăng thứ hạng khi khách hàng tìm kiếm từ khóa liên quan.

Mình không hướng dẫn chi tiết nữa, bạn có thể xem từ a đến á về đăng sản phẩm chuẩn SEO lên Shopee ở video dưới đây

Sản phẩm vi phạm

Khi sản phẩm của bạn vi phạm chính sách về đăng tải hay bán hàng trên Shopee thì sẽ được thông báo ở mục này.

Bạn có thể chỉnh sửa lại theo gợi ý vi phạm của sản phẩm từ Shopee hoặc nếu nặng hơn thì Shopee sẽ chủ động xóa sản phẩm của bạn khỏi sàn mà không cần thông báo trước.

sản phẩm vi phạm trên kênh người bán shopee

4/ Kênh Marketing

Tại đây bạn sẽ được cung cấp những “vũ khí tối thượng” giúp cho việc bán hàng trên Shopee hiệu quả hơn.

Shopee Marketing

Đầu tiên là về chương trình shopee, tại đây có rất nhiều chương trình do Shopee tố chức hàng tuần, hàng tháng bao gồm các sự kiến lớn nhỏ khác nhau mà bạn có thể tham gia.

Trước khi đăng ký sản phẩm với chương trình bạn nên xem qua chi tiêt chương trình cũng như điều kiện để tham gia.

Đây là những chương trình giảm giá khá sâu: 1k, 10k, 99k hay 50%, 70% … vì vậy bạn nên chọn những sản phẩm có thể lỗ trong mức cho phép trong vòng vốn shop mình.

Công cụ Marketing

Mình sẽ đi chi tiết về tính năng của từng công cụ sau đây:

  • Chương trình của tôi: đây là công cụ sẽ giúp bạn giảm giá trực tiếp sản phẩm xuống khi bạn đã set mức giá sản phẩm cao hơn giá gốc như mình đã chia sẻ ở trên. Lưu ý: Mức giảm không được vượt quá 50%
  • Mã giảm giá của tôi: Đây là mã giảm giá bạn tạo thêm để khách hàng có thể sử dụng trực tiếp, giảm theo % giá trị sản phẩm hoặc giảm theo số tiền.
  • Flash Sale của Shop: đây là chương trình dành cho những shop đạt đúng tiêu chí mà Shopee đưa ra. Người bán có thể tự tạo ra flash sale cho shop của mình, đây là cách giúp bạn tăng độ hiển thị và muốn tạo những deal giảm hơn 50% so với giá sản phẩm ban đầu.
  • Combo khuyến mãi: Bán theo combo sẽ giúp bạn gia tăng đơn hàng nhanh chóng. Tìm hiểu về tính năng & hướng dẫn combo khuyến mãi trên Shopee
  • Mua kèm deal sốc: đây là công cụ marketing mình thấy khá hiệu quả với 2 chương trình “giảm giá khi mua kèm” và “mua để nhận quà” giúp bạn gia tăng đơn hàng và doanh thu lên rất nhiều. Tìm hiểu tính năng mua kèm deal sốc
    Lưu ý: Combo khuyến mãi và mua kèm deal sốc bạn chỉ được lựa 1 trong 2
  • Xu của Shop: Bạn sẽ sử dụng xu để làm phần thưởng thu hút khách hàng tham gia vào những hoạt động của Shop như livestream, mini game …
  • Tin nhắn quảng bá: giống như chatbot, nhưng khác ở chỗ Shopee đã phân chia 3 chiến dịch sẵn giúp bạn như tiếp cận người đã theo dõi, người mua đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa thanh toán hay người mua đã mua hàng nhưng chưa đánh giá
  • Ưu đãi Follower: đây là công cụ giúp cho bạn tăng follow hiệu quả cho shop bằng cách tạo ra những chương trình giảm giá cho từng sản phẩm.
  • Quảng cáo Shopee: hiện tại có 3 dạng quảng cáo chính trên Shopee là đấu thầu từ khóa, quảng cáo khám phá và quảng cáo Shop Ads. Để hiểu rõ hơn bạn hãy xem kiến thức miễn phí này.
  • Top sản phẩm bán chạy: đây là công cụ giúp bạn hiển thị nổi bật trên trang chủ shop với những sản phẩm chủ lực và bán chạy nhất shop

kênh marketing trên kênh người bán shopee

Quảng cáo Shopee

Với tính năng này bạn sẽ bỏ tiền ra chạy quảng cáo để tiếp cận đến nhiều vị trí khác nhau khi khách hàng chủ động tìm kiếm hoặc khách hàng đã có nhu cầu trước đó và sản phẩm của bạn sẽ được phân phối đến họ.

chạy quảng cáo trên kênh người bán shopee

Hiện tại Shopee có 3 dạng quảng cáo sau:

  • Đấu thầu từ khóa: bạn đặt giá thầu cho 1 từ khóa nào đó, khách hàng thực hiện hành động tìm kiếm và dựa vào mức giá mà bạn đặt sẽ có nhiều vị trí hiển thị khác nhau trên kết quả hiển thị tìm kiếm.
  • Quảng cáo khám phá (trước đây là quảng cáo liên quan): sản phẩm của bạn khi chạy sẽ xuất hiện ngẫu nhiên đến những khách hàng tiềm năng đã phát sinh nhu cầu tìm kiếm những từ khóa liên quan trước đó. Giống với Facebook Ads nhưng khác ở chỗ Shopee đã thực hiện giúp bạn khâu target.
  • Quảng cáo Shop Ads (chỉ dành cho shop yêu thích & Shopee Mall, nhưng nếu shop bạn có tốc độ tăng trưởng tốt thì Shopee vẫn sẽ mở cho bạn): giống với đấu thầu từ khóa nhưng khi hiển thị sẽ không là riêng lẻ từng sản phẩm mà sẽ là tất cả thông tin, chỉ số bán hàng của shop.

Để hiểu rõ hơn về từng dạng quảng cáo trên Shopee cũng như tư duy chạy hiệu quả bạn có thể tham khảo kiến thức miễn phí này

5/ Tin nhắn quảng bá

Đây là tính năng khá giống với việc gửi tin nhắn hàng loạt ở chatbot, nhưng khác ở chỗ trên kênh người bán Shopee sẽ “gom” giúp bạn tệp khách hàng và phân chia theo 3 mục đích chiến dịch chính là: người đã theo dõi/đã mua, đã thêm vào giỏ hàng nhưng chưa thanh toán và người đã mua hàng nhưng chưa đánh giá.

Quảng bá của tôi

Tất cả những chiến dịch tin nhắn mà bạn đã từng chạy sẽ được phân loại và thống kê chi tiết. Ngoài ra, bạn còn có thể xem được mức độ hiệu quả của chiến dịch về: lượt xem, lượt đọc và lượt mua hàng.

tin nhắn quảng bá với kênh người bán shopee

Nhóm tin quảng bá

Như mình đã chia sẻ thì ở tính năng tin nhắn quảng bá Shopee sẽ giúp bạn trong việc phân loại chiến dịch.

Nhưng nếu bạn muốn đa dạng chiến dịch hơn để chăm sóc những khách hàng đang follow shop thì có thể tạo thêm nhóm tin ở đây.

Dữ liệu về người mua

Đây là tính năng giúp bạn lọc thông tin tìm kiếm khách hàng đã mua hàng tại Shop.

Nhưng bạn chỉ có thể biết được tên đăng nhập, giới tính, thành phố của khách hàng. Với những thông tin quan trọng khác như họ tên và số điện thoại thì sẽ không có.

6/ Tài chính

Bạn sẽ nhận được báo cáo về doanh thu sẽ thanh toán và đã thanh toán. Chi tiết hơn bạn có thể tải file về tại mục báo cáo thu nhập

Tiếp theo, tại ví shopee bạn sẽ được tổng hợp và thống kê chi tiết thu nhập của từng đơn hàng.

Ngoài ra, trên kênh người bán Shopee cũng phân chia khá chi tiết từng danh mục giúp bạn quản lý nguồn vốn và chi tiêu rõ ràng hơn.

Để rút tiền từ Shopee về thì bạn cũng đừng quên cập nhật thông tin thanh toán tại mục tài khoản ngân hàng.

Hiện tại Shopee có 2 hình thức rút tiền sau đây:

  • Rút tiền tự động: mỗi tháng 1 lần
  • Rút tiền thủ công: bất cứ lúc nào cũng được nhưng sẽ tốn phí

Chi tiết về phương thức rút tiền bạn có thể xem bài viết hướng dẫn.

Cuối cùng, để bảo đảm sự bảo mật an toàn cho những vấn đề liên quan đến thanh toán thì bạn nên cập nhật thêm mã pin tại thiết lập thanh toán.

7/ Dữ liệu

Phân tích bán hàng

Đây là tính năng giúp bạn xem được những chỉ số hiện tại trên shop như: đơn hàng, doanh thu, tỉ lệ chuyển đổi, lượt truy cập, lượt xem … qua đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan và nắm được tình trạng “sức khỏe” của shop để có những thay đổi phù hợp.

Trong phân tích bán hàng trên kênh người bán Shopee sẽ có những mục nhỏ sau đây:

  • Sản phẩm: thể hiện các chỉ số về lượt truy cập, tỷ lệ thoát trang, tỷ lệ chuyển đổi cũng như sản phẩm
  • Doanh thu: cho bạn biết được những chỉ số hay yếu tố đem đến doanh thu cho shop
  • Marketing: bạn sẽ nắm được hiệu quả của những chương trình khuyến mãi, mã giảm giá (trong kênh marketing)
  • Chat: những chỉ số về lượt truy cập hay đơn hàng đến từ việc bạn chat với khách hàng sẽ được thể hiện chi tiết ở đây
  • Shopee live & Shopee Feed: lượng khách hàng truy cập và đơn hàng từ việc bạn livestream hay đăng bài trên shopee feed sẽ được thống kê chi tiết.

Qua việc theo dõi và “thăm khám” thương xuyên các chỉ số ở từng mục như trên bạn sẽ biết được đâu là nơi đem về cho bạn khách hàng và đơn hàng tiềm năng nhất, từ đó bạn có thể thay đổi hay tập trung nhiều vào đó hơn.

Hiệu quả hoạt động

Nếu bạn dính điểm phạt từ hệ thống sao quả tạ của Shopee thì ở đây sẽ được thể hiện chi tiết về từng mức điểm phạt như: tỉ lệ đơn không thành công, giao hàng trễ, vi phạm đăng bán sản phẩm …

Nếu bạn bị phạt quá nặng từ hệ thống thì rất khó để đạt yêu cầu lên shop yêu thích, việc hiển thị sản phẩm từ SEO hay quảng cáo cũng sẽ bị bóp.

Shop yêu thích

Shop yêu thích là những shop sẽ được gắn nhãn shop yêu thích ở logo của shop. Ngoài ra, khi đạt shop yêu thích bạn còn sẽ được bên Shopee hỗ trợ tốt hơn, các loại phí sẽ giảm.

Ở tab tính năng này bạn sẽ được cập nhật các chỉ số sau đây vào mỗi thứ 3 mỗi tuần để quyết định xem bạn có đạt chỉ tiêu của shop yêu thích không. Xem điều kiện

Như thế này là vẫn chưa đạt chỉ tiêu về shop yêu thích

8/ Chăm sóc khách hàng (trợ lý chat)

Nếu như bạn đã từng sử dụng qua chatbot thì khi tiếp cận sẽ không còn lạ lẫm gì với 3 tính năng chính sau đây:

  • Tin nhắn tự động: bạn cài đặt mặc định tin nhắn trả lời khách hàng, mỗi khi khách nhắn tin hệ thống sẽ ghi nhận và kích hoạt tin nhắn mà bạn đã cài đặt sẵn.
  • Hỏi – đáp: bạn có thể cài đặt sẵn tin nhắn trả lời tự động theo những câu hỏi mà khách hàng sẽ hỏi. Những câu hỏi mà họ hỏi chỉ xung quanh về sản phẩm như giá cả, màu sắc, kích cỡ, chi phí ship … (bạn chỉ có thể cài được 3 câu hỏi)
  • Phím tắt tin nhắn: Nếu bạn liên tục gặp nhiều tin nhắn từ khách hàng lặp đi lặp lại cùng 1 nội dung thì có thể cài đặt sẵn những câu trả lời mẫu, và khi tin nhắn đến bạn chỉ cần nhắn phím tắt trên bàn phím là tin nhắn sẽ tự động gửi mà bạn không cần phải thao tác gõ phím

9/ Quản lý Shop

Đánh giá shop

Tất cả những đánh giá từ đơn hàng đã hoàn thành sẽ được thống kê chi tiết ở đây. Bạn có thể theo dõi và phản hồi lại từng feedback của khách hàng.

Hồ sơ Shop

Đây sẽ là bước đầu tiên bạn cần phải hoàn thiện sau khi tạo tài khoản bán hàng trên Shopee.

Bạn cần phải cập nhật đầy đủ những yếu tố sau:

  • Logo
  • Ảnh bìa
  • Tên Shop
  • Mô tả hình ảnh/video: thường bạn sẽ để hình ảnh/video về những sản phẩm chủ lực của shop
  • Mô tả Shop: bao gồm địa chỉ kho, website (nếu có), thông tin shop, số hotline, kèm theo những mạng xã hội khác …
Trang trí shop

Đây là công cụ giúp bạn tự thiết kế, thay đổi giao diện của trang chính khi khách hàng truy cập vào shop.

Việc này giúp bạn thu hút rất nhiều lượt truy cập khách hàng tiềm năng, tạo sự nổi bật với những sản phẩm chủ lực, deal hot, mã khuyến mãi, từ đó giúp mỗi lượt truy cập sẽ gia tăng tỉ lệ chuyển đổi sang mua hàng rất cao.

Bạn có thể tự thiết kế với những thao tác kéo – thả đơn giản
Danh mục của Shop

Nếu bạn có nhiều sản phẩm đăng bán trên Shopee thì việc phân chia danh mục là cần thiết.

Việc làm này giúp khách hàng dễ tìm kiếm được sản phẩm phù hợp mỗi khi truy cập vào shop mà còn giúp bạn làm đẹp thêm cho shop.

Báo cáo của tôi

Bạn sẽ có được toàn bộ những báo cáo quan trọng như:

  • Xuất đơn hàng
  • Phiếu gửi hàng đã in
  • Báo cáo số dư
  • Báo cáo thu nhập
  • Báo cáo marketing
  • Báo cáo phân tích bán hàng

10/ Thiết lập Shop

Bạn cần khai báo đúng địa chỉ kho hàng, là địa chỉ nhận và đổi trả đơn hàng chính. Bạn có thể thêm nhiều địa chỉ khác nhau.

Riêng ở phần thiết lập shop sẽ có những “đồ chơi” sau bạn cần để ý:

  • Cho phép người mua gọi điện: khi bạn bật lên thì số điện thoại của bạn sẽ được hiển thị trên phần thông tin sản phẩm
  • Bật bảo vệ OTP
  • Chế độ tạm nghỉ: nếu bạn có việc đi đâu đó 2-3 ngày thì nên bật chế độ này lên để tránh phải ăn sao quả tạ từ Shopee
  • Cho phép trả giá: nghĩa là người mua có thể trả bất cứ giá nào mà họ muốn (đôi khi là cái giá ngớ ngẩn), nhưng bạn yên tâm vì khi họ trả giá thì phải thông qua việc bạn có chấp nhận mức giá đó hay không
  • Cho phép chat từ trang hồ sơ: nên bật để tăng trải nghiệm của khách hàng

11/ Shopee Uni

Shopee thường xuyên cập nhật những thông báo mới, khóa học, sự kiện và giải đáp những thắc mắc cho các seller khi tham gia bán hàng trên Shopee.

Để có được những tin mới nhất từ Shopee để nắm quyền lợi thế thì ngoài group Lập Nghiệp Với Shopee, Email thì Shopee Uni chính là kênh bạn cần follow.

Theo dõi: Shopee Uni

12/ Tính năng chat

Ở trên giao diện kênh người bán Shopee bạn sẽ thấy icon hộp thư nhỏ bên góc bên phải, đây chính là khung chat mà bạn cần phải để ý thường xuyên để khi có khách hàng nhắn tin là sẽ trả lời liền, tránh việc bị giảm chỉ số “tỷ lệ phản hồi”.

Tổng hợp mẹo cho người mới trên kênh bán hàng Shopee

1/ Thứ tự việc cần làm sau khi đăng ký tài khoản

Bạn cập nhật thật chi tiết thông tin trong hồ sơ shop, đến thiết lập shop, khai báo địa chỉ, thiết lập thanh toán, cài đặt OTP cho tài khoản, đăng tải sản phẩm, tạo danh mục sản phẩm, trang trí shop, quảng bá.

2/ Quy trình xử lý khi có đơn hàng

Với đơn hàng mới nếu thanh toán COD sẽ phải chờ hệ thống Shopee xét duyệt ở mục chờ xét duyệt, nhanh thì 30′ còn chậm thì vài tiếng. Còn với thanh toán online thì đơn hàng sẽ được duyệt ngay.

Sau khi được duyệt đơn sẽ được chuyển sang trạng thái chờ lấy hàng và bạn click vào chuẩn bị hàng

Bạn chọn yêu cầu tới lấy hàng nếu muốn shipper đến tận nhà lấy hoặc giao hàng tại bưu cục nếu bạn muốn trực tiếp đem đơn hàng ra bên kho vận chuyển.

Lưu ý: Nếu bạn thấy shipper quá lâu trong việc lấy hàng thì có thể chủ động đem hàng ra bưu cục. Nếu bạn đã lỡ chọn yêu cầu tới lấy hàng trước đó vẫn không sao.

Cuối cùng, hệ thống sẽ chuyển bạn đến trang in phiếu gửi hàng. Tùy vào máy in mà bạn đang sử dụng mà lựa chọn.

Nhưng nếu bạn sử dụng những máy in thông thường thì có thể chọn như mình dưới đây.

Bạn in ra và dán lên kiện hàng đã gói là xong quy trình

3/ Quy trình bán theo kiểu “con nhà nghèo” không có máy in

Nếu bạn không có máy in vẫn không sao, chỉ tội cực cho anh shipper thôi nhưng nếu vài đơn một ngày thì mấy anh vẫn làm được nên bạn không cần phải lo.

Khi có đơn hàng phát sinh bạn cũng làm theo quy trình chuẩn ở trên, nhưng đến bước in phiếu bán hàng thì stop.

Bạn gói hàng xong và chỉ cần ghi mã vận đơn lên trên kiện hàng. Có thể đem hàng ra bưu cục hoặc chọn lấy hàng tại gia đều được.

Mã vận đơn bạn có thể lấy bằng cách click trực tiếp vào đơn hàng sau khi bạn đã xác nhận chuẩn bị hàng và đơn hàng nằm ở trạng thái chờ lấy hàng.

Lời Kết

Trên đây là hướng dẫn từ A-Z của mình về kênh người bán Shopee và tổng hợp vài mẹo giúp bạn dễ thao tác hơn khi có phát sinh đơn hàng đầu tiên.

Nếu bạn là người mới bắt đầu bán hàng trên Shopee thì mình tin chắc với bài viết này đã là quá đủ để tự thiết lập tài khoản, trang trí tối ưu shop, đăng bán sản phẩm chuẩn SEO, hay thậm chí là có được đơn hàng đầu tiên.

Chúc bạn thành công và đừng quên để lại bình luận của bạn nếu có bất kỳ thắc mắc nào. Mình sẽ giúp bạn!

💬  Bình luận?

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan

Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Thế Khương

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

(Giải đáp) 5 câu hỏi phổ biến nhất của các chủ shop bán hàng trên Shopee

(Tổng hợp) 7 kênh bán hàng miễn phí giúp seller tiết kiệm chi phí quảng cáo

10 cách tăng đơn hàng trên shopee (phù hợp với mọi ngành hàng)

4 hướng xử lý sản phẩm tồn kho thu hồi giá vốn trong kinh doanh online