(Mới) Nhóm riêng trên Telegram dành cho các bạn đầu tư crypto. Tham gia tại đây.

(Hướng dẫn chi tiết) Phục hồi kết quả SEO của website bị Google phạt


Bạn có gặp khó khăn khi triển khai SEO & chưa đạt được thành quả về thứ hạng như mong muốn?

Không cần đi đâu xa. Ngồi ở nhà và học SEO xu hướng 2021 - Bạn sẽ có hướng đi và cách làm chi tiết theo từng công đoạn

Làm SEO mà sai lầm thì không có kết quả, tệ hơn là bị Google phạt. Khóa học trên sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức khi làm SEO.

Với những người kiếm tiền từ website chủ yếu từ organic traffic nhờ quá trình SEO Google thì không có gì tệ hơn việc một ngày site của bạn gặp những dấu hiệu:

  • Mất traffic đột ngột, biểu đồ theo dõi traffic bị sụt giảm nghiêm trọng
  • Hàng loạt từ khoá đang ranking top Google nay biến mất hoàn toàn khỏi 10 trang đầu kết quả tìm kiếm
  • Kiểm tra trên Google từ url này đến url khác của website đều không thấy dữ liệu..v.v…

Đây là những dấu hiệu cho thấy website của bạn đã dính án phạt từ Google.

Nếu không nhanh chóng gỡ phạt và phục hồi kết quả SEO thì rất có thể công việc kinh doanh của bạn sẽ gặp nhiều tổn thất.

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách khôi phục lại kết quả SEO & hướng xử lí khi bị Google phạt giúp website trở lại bình thường sớm nhất có thể.

Các tình huống bị phạt

Có nhiều tình huống mà website của bạn sẽ rơi vào tầm ngắm của Google. Mình sẽ liệt kê 1 vài tính huống thường xảy ra nhất.

Website quá mới, tối ưu quá đà

Khi website của bạn còn quá mới mà đã có những động thái như:

  • Nội dung được bơm liên tục một cách bất thường
  • Tối ưu quá đà SEO onpage nhồi nhét keywords đầy các content & trên cấu trúc site
  • Bơm traffic không tự nhiên

Các trường hợp trên dễ dàng khiến website của bạn bị dính sandbox, đặc biệt là website mớ. Website bị sandbox sẽ hoàn toàn biến mất khỏi dữ liệu tìm kiếm.

Bạn search bằng mọi cách cũng không tìm được các đường link website của bạn trên Google.

Nếu bạn đã submit url lên Google nhưng quá lâu vẫn không thấy được url nào index lên Google thì khả năng cao website bạn đã bị dính sandbox.

GỢI Ý

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình 😍

Việc bị dính vào sandbox không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, trong trường hợp này việc bạn cần làm đó là:

  • Dừng hết tất cả các hành động không tự nhiên đang tác động lên site trong thời gian qua
  • Có kế hoạch phát triển nội dung đều đặn, lọc bỏ những nội dung spam, kém chất lượng
  • Ưu tiên nội dung chất lượng đáp ứng được nhu cầu của người đọc trong ngách
  • Sử dụng các kênh social một cách chính thống để kéo traffic thật về cho website

Sau một thời gian không quá lâu thì Google sẽ cho phép dữ liệu trang web của bạn xuất hiện lại trên search engine.

Xây dựng backlink quá đà

Xây dựng backlink là một điều tốt, tuy nhiên phần đông người làm SEO thường không kiểm soát được là nên đi bao nhiêu link thì đủ.

Nhiều newbie cho rằng đi tạo càng nhiều backlink thì càng tốt.

Điều này dẫn đến việc gọi là “over optimize” tức là tối ưu quá đà, dẫn đến website bạn bị ghi nhận có dấu hiệu bất thường khiến Google cho vào diện nghi ngờ, thậm chí có những hình phạt nhất định.

Cách giải quyết khi rơi vào tình trạng này đó là hãy gỡ bỏ bớt các backlink rác, không có giá trị và chỉ để lại duy nhất những backlink chất lượng.

Backlinks chất lượng có thể hiểu là những backlink đến từ các website có:

  • Những chỉ số trust site cao.
  • Có nội dung liên quan đến website của bạn -> và đây là yếu tố cực kì quan trọng.
  • Tỷ lệ click từ những backlink đó về website của bạn cao.
Dính lỗi thin content

Thin content được định nghĩa ở đây là “nội dung mỏng”, tức là website của bạn chứa quá nhiều nội dung kém chất lượng và không mang lại giá trị gì cho người dùng.

Google đã cho ra mắt thuật toán Google Panda để phạt những website có content kém chất lượng và một số trường hợp khác như: copy content, spin content, duplicate content,…

Duplicate content

Khi bị phạt lỗi này thì bạn cần phải hiểu là do content của bạn đã đi copy từ nhiều nguồn thông tin khác trên internet.

Ngoài ra tình trạng mắc lỗi nội dung trùng lặp này còn có thể xảy ra trên chính website của bạn khi có quá nhiều page trùng lặp nội dung với nhau.

Bị bắn link bẩn

Trong quá trình xây dựng website đôi khi bạn sẽ gặp trường hợp website bị dính backlink bẩn, nguyên nhân đến từ chủ động và cả bị động.

“Ghen ăn tức ở” là tình trạng khá phổ biến trong tất cả mọi lĩnh vực kiếm tiền.

Việc một website SEO được lên top, xây dựng được nội dung phù hợp người dùng và lúc này chính là thời điểm bạn bị dòm ngó.

Đối thủ khi không có kế hoạch chính thống vượt mặt bạn, họ sẵn sàng lên tài nguyên để bắn cho bạn hàng nghìn backlink bẩn vào site.

Website bị dính link bẩn

Hoặc bạn vô tình đi backlink ở những anchor text thuộc các danh sách từ cấm của Google: sex, casino, cá độ,… thì cũng xem như là những link bẩn trỏ về website.

Đặc điểm chung của những hình phạt này đó là:
  • Từ khoá lao dốc xuống thứ hạng thấp

Bài viết của bạn đang ở vị trí cao nhưng khi bị phạt thì rớt sang top 20, 30, 40,… thậm chí là lọt ra khỏi top 100.

  • Mất index, sandbox

Khi search từ khóa trên Google thì sẽ không tìm thấy bài viết của bạn, bởi Google đã noindex bài viết và xóa nó ra khỏi kết quả hiển thị.

Website không có dữ liệu trên Google (bị noindex)

Khi website bạn bị phạt thì cũng đừng quá lo lắng, mọi vấn đề đều có cách gỡ và khôi phục lại bình thường.

Việc của bạn là làm cho Google nhìn nhận lại website của bạn một cách tự nhiên nhất có thể, theo thời gian thì Google chắc chắn sẽ bắt đầu thả website bạn ra như mọi website khác.

Sử dụng công cụ hỗ trợ check tình trạng site

Sau đây là các bước bạn nên làm để bắt đầu khôi phục lại website, đa phần việc khôi phục lại website bị Google phạt sẽ không có một quy trình bài bản nào cả, cho nên những quy trình dưới đây đều được viết dựa trên những kinh nghiệm mà mình đã từng áp dụng.

Còn về phía Google thì đa phần họ sẽ chỉ nói bạn cần làm website tốt về mặt nội dung và tháo bỏ bớt những yếu tố gây hại, hoặc nếu bạn bị phạt các lỗi nhẹ thường sẽ được thông báo trong Google Search Console, ở đó họ cũng cho bạn chỉ dẫn để khắc phục lỗi.

Khám bệnh tổng thể cho site 

Chúng ta sẽ cần sử dụng công cụ hỗ trợ để kiểm tra tình trạng các yếu tố sau cho site:

  • Hồ sơ backlinks
  • Lưu lượng traffic
  • Nội dung

Sau đó đưa ra các nhận định:

  • Website có đang bị tăng hay giảm traffic bất thường không
  • Backlinks đang có dấu hiệu gì là bị bắn link bẩn hay đến từ những nguồn không uy tín hay không
  • Content đang bị vấn đề trùng lặp hay thin content…v.v..

Về phần kiểm tra traffic mình sẽ chọn Google Analytics để theo dõi từng ngày:

Khoảng thời gian traffic bị giảm

Bạn cần phải theo dõi Google Analytics để xem website bạn có bị giao động về lượng truy cập không, nếu website bạn bị rớt traffic một cách bất thường thì chứng tỏ Google đã đang phạt bạn.

Tiếp theo, để kiểm tra tình trạng website chính xác đang gặp phải sự cố nghiêm trọng gì thì bạn phải truy cập vào Goolge Search Console để xem.

1 site của mình bị phạt và gặp vấn đề hồi tháng 3/2019

Nếu bạn gặp phải các lỗi phạt dạng “thao tác thủ công” tức là website bạn bị phạt nặng do không tuân thủ chính sách của Google về chất lượng nội dung và hiện tại website đang mất đi rất nhiều vị trí trên Google.

Website đang bị phạt tác vụ thủ công

Lý do để khiến Google phạt “thao tác thủ công” có rất nhiều như:

  • Content kém chất lượng, website bị dính mã độc
  • Liên kết bất thường
  • Nhồi nhét quá nhiều từ khóa
  • Spam cấu trúc dữ liệu
  • Che giấu thông tin (cloaking hoặc sneaky redirects).

Nếu website bạn đang dính phải hình phạt do mã độc thì bạn cần phải gỡ bỏ mã độc đó và làm sạch lại database, sau đó submit lại với Google là cách nhanh nhất và đơn giản để khôi phục lại website.

Đối với những ai mắc phải những lỗi khác chủ yếu là do backlink hoặc content thì các bạn hãy thực hiện các bước sau mà mình hướng dẫn nhé!

Loại bỏ backlinks bẩn

Nếu ai đó bắn các backlinks bẩn vào website bạn thì bạn cần phải sử dụng công cụ kiểm tra xem link bẩn đó là những link nào và tiến hành gỡ bỏ bằng cách disavow những liên kết bẩn đó.

Đối với cá nhân mình, thì thường dùng công cụ Ahrefs để kiểm tra xem những backlink bẩn đó xuất phát từ gốc domain nào và sau đó mình sẽ tiến hành disavow nó.

Backlink spam, bẩn, kém chất lượng

Thông thường mình sẽ loại bỏ hẳn các domain kém chất lượng, có đuôi tên miền lạ và cả backlink không liên quan về chủ đề của website mình.

Để thực hiện disavow link thì bạn hãy làm theo từng bước sau đây:

Bước 1: Truy cập vào Google.com/webmasters/tools/disavow-links-main.

Bước 2: Nhấn vào Disavow link.

Bước 3: Nhấn vào tải một file.txt chứa các domain bạn muốn chặn

Việc tạo một file.txt tải lên khá đơn giản, bạn có thể làm theo hình của mình bên dưới.

Nếu bạn chỉ muốn chặn 1 url thôi thì bạn chỉ cần copy url đó vào file, còn nếu bạn muốn ngăn chặn mọi url đến từ domain đó thì cần phải thêm cú pháp “domain: [tên domain]” thì Google mới hiểu được nhé.

Bước 4: Upload lên và nhấn Submit để Google bắt đầu disavow các link.

Cân bằng tỷ lệ Do-No

Cân bằng tỷ lệ link Do-No link out trên website

Không có một công thức hay một tỉ lệ chính xác là bạn cần phải để bao nhiêu link dofollow và bao nhiêu link nofollow cho bài viết cả.

Việc để Dofollow cho những link out tới các trang web có độ authority cao, uy tín trong lĩnh vực bạn đang làm thì đó là một điều rất tốt.

Tuy nhiên chỉ bật Dofollow khi đảm bảo đó là trang web uy tín, nội dung trỏ đến có độ liên quan mật thiết với site bạn.

Cân nhắc nên dofollow hay dofollow cho hợp lý

Nofollow cũng tương tự, đôi khi bạn sợ là bài viết của bạn đều trỏ dofollow ra ngoài và nó mất nhiều sức mạnh nên đã để tất cả link trỏ ra ngoài ở dạng nofollow.

Đây là việc làm không sai nhưng nó sẽ làm cho bài viết của bạn không mấy tự nhiên và nếu hầu hết các bài viết trên website bạn đều để nofollow ở các link trỏ ra thì đó là một sai lầm.

Việc cân bằng tỉ lệ link dofollow và nofollow tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể.

Với kinh nghiệm cá nhân của mình, thông thường mình sẽ chỉ để dofollow đến các site mà có độ uy tính cao, đáng tin cậy và ở mỗi bài viết mình chỉ trỏ vài link mà thôi.

Riêng với các link affiliate hoặc các link trỏ tới shop bán hàng thì mình đều để là nofollow.

Cân bằng tỷ lệ link Do-No trong hồ sơ backlinks

Khi đi backlink từ các social, forum, website khác trỏ về bạn cũng cần phải cân nhắc tỉ lệ dofollow-nofollow.

Giả sử bạn đi 1000 backlinks nhưng 1000 backlinks ấy đều để là dofollow thì cũng đủ để thấy là không tự nhiên, hãy cân bằng tỉ lệ khi đi link sao cho cảm thấy tự nhiên nhất có thể.

Không phải cứ bật dofollow thì sẽ tốt cho website, mà phải tùy trường hợp thì mới nên để dofollow.

Chẳng hạn như khi mình đi mua các backlink chất lượng ở những site cùng lĩnh vực thì mình thường để là dofollow để nhận sức mạnh về tốt hơn, còn một số link đi forum, social, báo chí,… mình sẽ thường để nofollow nhiều hơn.

Với những nơi đặt link nofollow, thì những link đó vẫn có giá trị rất cao nếu traffic từ các backlinks nofollow là traffic thật & chất lượng.

Bạn có thể dùng công cụ Ahrefs để kiểm tra tỉ lệ dofollow-nofollow của những liên kết trỏ đến, từ đó cân nhắc gỡ bỏ những backlink kém chất lượng.

Dùng Ahrefs để kiểm tra tỉ lệ dofollow-nofollow cho website
Cân nhắc remove backlink từ những source có link out quá nhiều

Một điều quan trọng nữa đó là bạn nên cân nhắc loại bỏ đi những backlink từ những nguồn có link out quá nhiều.

Nếu một website có link out vô tội vạ thì khi trỏ về website bạn cũng không mang lại được sức mạnh gì, thậm chí sẽ gây hại cho site.

Chỉ nên giữ lại những backlink chất lượng, có độ trust và đến từ các website cùng chủ đề, lĩnh vực bạn đang làm.

Bổ sung nội dung chất lượng với tần suất đều đặn

Sau khi website của bạn đã thực hiện các bước kiểm tra liên kết trỏ về thì việc tiếp theo bạn cần làm đó là bổ sung những bài viết chất lượng và liên tục mỗi tuần.

Gỡ bỏ đi những nội dung kém chất lượng & dính thin content.

Lập một kế hoạch phát triển nội dung đều đặn cho site với số lượng “không quá lố” & duy trì hàng ngày.

Dần dần những traffic tự nhiên vào site thông qua nhiều nội dung mới mà bạn bổ sung sẽ giúp site được đánh giá lại & hoạt động bình thường.

Cập nhật và bổ sung content mới giúp độc giả thích thú hơn

Nên tập trung tạo ra các bài viết có dạng chuyên sâuchất lượng để khi người dùng họ truy cập vào thì sẽ ở lại trên website lâu hơn, đây là một tính hiệu tốt trong việc gỡ án phạt cho website.

Submit lên Google sau khi đã loại bỏ những yếu tố xấu ảnh hưởng thứ hạng

Sau một loạt những nỗ lực làm sạch & làm mới cho site, bạn cần chủ động submit lại với Google để tốc độ index bài viết được diễn ra nhanh hơn.

Nếu bạn đang sở hữu một website có nhiều url rồi và muốn Google thu thập lại thì bạn có thể gửi lại sơ đồ trang web

Bước 1: Truy cập vào Google Search Console.

Bước 2: Nhấn vào “Sơ đồ trang web“.

Bước 3: Nhập vào url sitemap rồi nhấn gửi.

Hoặc nếu bạn chỉ muốn sumbit lên một số url cụ thể nào đó thì có thể trực tiếp thì hãy thực hiện theo cách sau:

Bước 1: Nhập vào ô tìm kiếm url trên Google Search Console

Bước 2: Yêu cầu Google lập chỉ mục lại.

Sau khi bạn nhấn “Yêu cầu lập chỉ mục” thì Google sẽ bắt đầu submit lại url.

Sau khi được xét duyệt, gia tăng các traffic chất lượng cho website

Nếu bạn muốn Google đánh giá website bạn tốt & khôi phục nhanh thì cần phải đầu tư thêm một yếu tố nữa đó là trải nghiệm người dùng và traffic truy cập vào website.

Dưới đây là 2 cách đơn giản và mang lại hiệu quả dưới đây giúp bạn làm được điều đó

Đầu tư budget xây dựng những bài viết có tính tương tác cao

Việc tạo ra các bài viết mang tính viral và có nhiều tương tác là cách hiệu quả để giúp Google nhìn website của bạn tốt hơn.

Bạn nên tham khảo thêm những xu hướng content mới để tạo ra content mang cảm giác cuốn hút hơn cho người dùng.

Trong mỗi lĩnh vực đều sẽ có những nội dung đặc biệt nhận được sự quan tâm & chú ý từ tệp người dùng tiềm năng trong lĩnh vực đó.

Sử dụng Facebook ads & Google ads bơm traffic chất vào site

Traffic đến từ quảng cáo vào website là những người dùng thật truy cập vào bài viết khi họ nhìn thấy quảng cáo có những nội dung họ muốn xem.

Việc bạn đầu tư những epic content như đã nói bên trên, chạy quảng cáo sẽ giúp bạn kéo một lượng lớn traffic chất lượng vào các nội dung đó trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, chúng ta đang muốn khôi phục kết quả trên Google, thì không có gì lý tưởng hơn là chạy Google ads.

Người dùng thật sẽ vào site của bạn sau khi họ tìm kiếm những keyword liên quan & nhìn thấy kết quả từ ads của Google. Lúc này bạn sẽ có được những traffic cực chất, gia tăng các tín hiệu tốt cho site.

Tiếp tục theo dõi Search Console hàng ngày

Xây dựng website là cả một quá trình, sẽ không ai đoán trước được khi nào website gặp phải vấn đề và bị Google phạt.

Cách tốt nhất là bạn nên thường xuyên kiểm tra Google Search Console hàng ngày để có thể khắc phục được những án phạt mà Google họ thông báo đến bạn và từ đó nhanh chóng khắc phục.

Để tìm hiểu kĩ hơn về Search Console thì hẹn bạn ở một bài viết khác vì nội dung hôm nay đã quá dài mà Search Console thì có rất nhiều kiến thức hay.

Tạm kết

Khôi phục lại website bị Google phạt không phải là một chuyện quá khó, trừ khi bạn mắc phải các lỗi quá nghiêm trọng như đi:

  • Clone website người khác
  • Xây dựng trang web toàn là spin content
  • Spam link,…

Trong những trường hợp này thì website bạn sẽ bị nhìn nhận như trang web rác và thà bỏ đi làm lại tử tế còn hơn là khôi phục.

Nếu bạn là một người làm SEO chuyên nghiệp hoặc đang muốn đi link để đẩy cao thứ hạng của từ khóa nào đó, thì nên cân nhắc và lập kế hoạch đo lường cụ thể để tránh tình trạng “over optimize“.

Trên đây là cách và cũng như là kinh nghiệm của mình về việc khôi phục lại website đã bị Google phạt, mình hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tháo gỡ án phạt.

💬  Bình luận?

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan

Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Thế Khương

guest
6 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Dươq Nguyễn
Dươq Nguyễn

Có cách nào để biết đối thủ bắn link xấu ko bạn nhỉ. Ví dụ như hôm qua họ bắn, thì hôm nay web mình đã bị ảnh hưởng chưa bạn?
Mình vào Google Search Console kiểm tra “Total external links” thì vẫn giữ nguyên. Nhưng web minh hiện tại traffic bị giảm đi khá nhiều. Mình nghi do đối thủ bắn

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)

Không nhanh được vậy bạn nhé. bạn kiểm tra lại xem có thể google đang update gì đó.

Nguyễn Thái
Nguyễn Thái

Cho mình hỏi, website của mình có tên domain trùng với website khác, của mình thì .biz, của người khác là .com, .net thì có bị ảnh hưởng gì đến chất lượng SEO không nhỉ?

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)
Reply to  Nguyễn Thái

Không ảnh hưởng lắm, quan trọng vẫn là nội dung trên webiste bạn, backlink chất lượng hay k.

Nguyễn Thái
Nguyễn Thái

Cảm ơn bạn đã trả lời, cho mình hỏi thêm là mình làm website tiếng Việt, mọi người vẫn khuyên là nên chọn hosting/vps đặt tại japan hoặc singapore, nếu website mình đã cho chạy qua cloudflare, thì cloudflare đã đóng vai trò như 1 proxy rồi, thì việc chọn server tại japan hoặc singapore có ảnh hưởng đến tốc độc load website nữa kô nhỉ?

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)
Reply to  Nguyễn Thái

Thật ra việc đặt sever có ảnh hưởng nhưng là không nhiều, khi mua nếu nhà cung cấp nào có sever đặt ở châu á thì kiemtiencenter khuyến khích các bạn chọn.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

E-A-T có thật sự là yếu tố giúp tăng thứ hạng trong SEO?

Link Building toàn tập: Giúp bạn làm SEO Offpage giỏi hơn!

(Kỹ thuật) SEO hình ảnh hiệu quả tăng traffic từ Google & hỗ trợ SEO Onpage

(Tản mạn) Tại sai cần phải nghiên cứu từ khóa khi làm SEO?