(Mới) Nhóm riêng trên Telegram dành cho các bạn đầu tư crypto. Tham gia tại đây.

Tối ưu hoá ngân sách chiến dịch (CBO) hiệu quả & lời khuyên


Mình thấy nhiều bạn mới chưa có nhiều kinh nghiệm đã bay vào "đốt" tiền cho Facebook Ads mà không thu được kết quả.

Mình gợi ý bạn đăng ký học 1 số khóa học online chất lượng cao dưới đây.

Đừng tiếc rẻ vài trăm ngàn, ads mà chạy ngon thì nó giúp bạn tối ưu, tiết kiệm được vài trăm triệu đến vài tỷ.

Đây đều là những khóa online nên bạn chỉ cần đăng ký & ngồi ở nhà học, không cần phải đi tới trung tâm nhé. Mình tin là kết quả của bạn sẽ được cải thiện đáng kể để tự chạy quảng cáo ra đơn.

Tối ưu hóa ngân sách chiến dịch CBO là gì?

CBO (Campaign Budget Optimization) hay còn được gọi là tối ưu hóa ngân sách chiến dịch là 1 thuật ngữ trong Facebook Ads.

CBO giúp tối ưu ngân sách của tổng thể chiến dịch để mang về kết quả tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo được chi phí để có được kết quả đó phù hợp với chiến lược giá thầu mà bạn đã thiết lập.

Sự khác nhau giữa CBO và ABO?

  • CBO (Campaign Budget Optimization): tối ưu hóa ngân sách chiến dịch quảng cáo
  • ABO (Ad set Budget Optimization): tối ưu hóa ngân sách nhóm quảng cáo

Ví dụ:

  • ABO: Bạn có thể phân bổ $20 chung cho 5 nhóm quảng cáo
  • CBO: Cũng với $20 và 5 nhóm quảng cáo trên nhưng bạn cần phải có $100 (vì $20 cho 1 nhóm quảng cáo)

Khoảng giữa tháng 9/2019, Facebook đã thay thế cơ chế tối ưu quảng cáo theo ngân sách cấp nhóm (ABO) thành tối ưu theo cấp chiến dịch. Đây là một sự thay đổi lớn hứa hẹn phù hợp hơn với những “Ads thủ” (Facebook Ads).

Sự thay đổi lớn này đã khiến không ít bạn thắc mắc rằng liệu tối ưu hóa ngân sách chiến dịch (CBO) có gì tốt hơn so với tối ưu theo nhóm trước đây và làm sao để tối ưu đúng cách để mỗi chiến dịch đều có được hiệu quả.

Ngay trong bài viết này mình sẽ giải đáp cho bạn rõ về cơ chế hoạt động của việc tối ưu ngân sách cấp chiến dịch.

tư duy tối ưu hóa ngân sách chiến dịch cbo

Cơ chế hoạt động của việc tối ưu ngân sách theo chiến dịch

Tối ưu ngân sách ở cấp độ chiến dịch sẽ sử dụng ngân sách và chiến lược giá thầu để liên tục tối ưu tìm ra các nhóm quảng cáo mang lại kết quả với chi phí thấp nhất.

Trước đây các nhà quảng cáo thường setup chiến dịch chứa nhiều nhóm quảng cáo trong đó và mỗi nhóm sẽ có 1 mức ngân sách nhất định.

GỢI Ý

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình 😍

Lúc này, dù cho nhóm quảng cáo có tốt hay không thì chúng đều phải tiêu hết số tiền mà nhà quảng cáo đã setup.

Setup quảng cáo theo nhóm sẽ tiêu hết tiền đã setup dù có hiệu quả hay không

Nhưng với tối ưu ngân sách theo chiến dịch thì khi bạn setup ngân sách cho chiến dịch sẽ có nhóm được tiêu nhiều, sẽ có nhóm tiêu ít.

Lý do là vì các nhóm quảng cáo được tiêu nhiều là do nó mang lại hiệu quả đạt mục tiêu chiến dịch tốt hơn nên Facebook sẽ tự chủ động dồn tiền vào để chạy, còn các nhóm không hiệu quả sẽ ít được chi tiền.

Khi tối ưu ngân sách theo chiến dịch thì các nhóm quảng cáo hiệu quả sẽ được dồn tiền vào để chi tiêu

Ví dụ: 

Bạn có một chiến dịch với 5 nhóm quảng cáo khác nhau và 2 mẫu content ads, Facebook sẽ tự động phân phối đến người dùng nếu mẫu quảng cáo của bất kỳ nhóm nào có khả năng đạt mục tiêu chiến dịch cao nhất thì Facebook sẽ dồn tiền chi tiêu nhiều hơn cho nhóm đó, những nhóm có hiệu quả tương tác kém sẽ không được chi tiêu nhiều từ đó giúp tránh lãng phí ngân sách.

Một lưu ý quan trọng khi chạy tối ưu ngân sách chiến dịch đó là bạn nên để cho chiến dịch tự động tiêu hết tiền, tránh trường hợp tắt ngang hoặc chỉnh sửa vì điều đó sẽ làm gián đoạn quá trình tối ưu quảng cáo.

Tối ưu ngân sách theo chiến dịch hay theo nhóm tốt hơn?

Nếu so sánh với chạy quảng cáo tối ưu theo ngân sách nhóm trước đây thì tối ưu theo cấp chiến dịch sẽ có nhiều điểm vượt trội hơn.

Mục đích của Facebook khi đưa ra cơ chế tối ưu ngân sách theo chiến dịch là góp phần làm đơn giản hóa các công việc của nhà quảng cáo trên Facebook.

Ngoài ra lý do mà Facebook đưa ra cách tối ưu theo chiến dịch là để giảm bớt việc đấu giá chồng chéo lẫn nhau giữa các nhóm quảng cáo.

Nếu bạn nào đã từng chạy ngân sách lớn với nhiều nhóm trong cùng 1 chiến dịch rồi thì sẽ thấy giá quảng cáo càng ngày càng đắt và khả năng trùng lặp tệp người dùng mỗi nhóm sẽ rất cao dẫn đến quảng cáo kém hiệu quả.

Cơ hội scale của CBO như thế nào?

Scale là thuật ngữ mà bạn sẽ gặp nhiều khi chạy Facebook Ads. Nghĩa là khi bạn tìm ra mẫu ads win rồi thì cần bỏ tiền nhiều vào nó để tạo ra lợi nhuận.

Việc scale luôn là vấn đề khá đau đầu với các “ads thủ”. Thông thường sẽ có 2 cách scale sau đây:

  • Tăng ngân sách
  • Nhân bản

Nhưng khi nào tăng ngân sách và khi nào nhân bản hay kết hợp cả 2 như thế nào để việc scale được an toàn và content ads win tốn bao nhiêu công sức không phải đi “bán muối”?

Theo mình thì hiện tại scale với CBO vẫn có tỷ lệ thành công cao hơn, ít rủi ro hơn, nhanh hơn và mang về nhiều cơ hội hơn so với ABO nếu bạn có chiến lược làm hợp lý, trong đó vẫn duy trì được ROAS (lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo).

Bạn có thể tham khảo qua 2 cách dưới đây để scale hiệu quả hơn với CBO.

Lưu ý: 2 cách dưới đây chỉ mang yếu tố tham khảo, tất cả những con số chỉ mang yếu tố ví dụ tượng trưng.

Cách 1: Testing trước với ABO và scale với CBO

Thay vì đau đầu nên tối ưu ngân sách theo CBO hay ABO thì bạn nên có chiến lược kết hợp cả 2 thì việc scale sẽ hiệu quả hơn.

Bạn bắt đầu chạy thử nghiệm với những nhóm quảng cáo ở bên ngoài để tìm ra được nhóm win, sau đó đẩy vào CBO. Chiến lược này được phổ biến bởi Depesh Mandalia (người có kinh nghiệm cao với Facebook Ads).

Để bạn dễ hiểu hơn thì mình sẽ checklist theo quy trình như sau:

  • Bạn bắt đầu lên một vài nhóm quảng cáo nhỏ. Vì là giai đoạn testing nên bạn chỉ nên chạy tầm 100k-200k 1 ngày cho mỗi nhóm quảng cáo.
  • Mỗi nhóm bạn target các đối tượng khác nhau.
  • Theo dõi liên tục để tìm được ra được nhóm nào đang hoạt động hiệu quả và cho ra kết quả tốt.
  • Khi đã tìm ra nhóm ads win, bạn có thể nhân bản lên và chuyển qua CBO để cho chúng cạnh tranh lẫn nhau.

Lúc này, đúng với tính chất của CBO. Thuật toán của Facebook sẽ giúp bạn tối ưu ngân sách bằng cách tập trung hết ngân sách vào nhóm ads cho ra chuyển đổi tốt nhất.

Vì vậy, nếu bạn thấy 1 vài nhóm quảng cáo ngừng hoạt động sau khi chuyển qua CBO thì có thể thẳng tay tắt luôn.

Sau đó, bạn có thể tự tin tăng ngân sách cho cả chiến dịch CBO (10% -30%).

Cách 2: Nhân bản 5 lần ads win trong cùng 1 CBO

Bạn bắt đầu khởi chạy chiến dịch CBO với ngân sách $100 mỗi ngày với 5 nhóm quảng cáo khác nhau. Dĩ nhiên là 5 nhóm này nên có target insight khác nhau.

Khởi chạy xong bạn hãy để cho camp chạy được ít nhất 3-5 ngày, để tìm được content ads win. Khâu này tốn khá nhiều tiền, công sức và cả sự kiên nhẫn.

Sau khi có được ads win, bạn bắt đầu nhân bản nó lên thành 5 ads win trong 1 CBO mới. Mặc dù giống về đối tượng target, content ads nhưng cách hoạt động lại khác nhau.

Vì với lượng user khổng lồ nên thuật toán của Facebook sẽ nhóm lại user thành 1 cụm và phân phối theo từng thời điểm khác nhau chứ không cùng 1 lúc, nên bạn có thể yên tâm nếu sợ content ads sẽ target lại đối tượng cũ.

Tiếp đó, bạn hãy duy trì cả CBO cũ và cả CBO mới chạy song song trong vòng 2-3 ngày tiếp theo. Lúc này, bạn đã có đủ số liệu để loại bỏ được những nhóm ads nào không hiệu quả đi trong cả 2 CBO.

Sau đó bạn mới nên tăng ngân sách CBO lên tầm 30% hay thậm chí là 50% để phân bổ ngân sách hợp lý cho những ads win.

Kết & lời khuyên

Ở thời điểm hiện tại đa phần các nhà quảng cáo đều chọn tối ưu ngân sách theo chiến dịch để mang lại hiệu quả tốt hơn và không còn phải mệt mỏi về việc A/B testing các nhóm quảng cáo nữa.

Ngay cả bản thân mình cũng từng thử chạy một vài campaign để so sách việc tối ưu ngân sách theo nhóm và ngân sách theo cấp chiến dịch để hiểu rõ, thì đa phần các chiến dịch tối ưu ngân sách theo chiến dịch cho kết quả tốt hơn và dễ dàng tối ưu chi phí mà không tốn nhiều công sức.

Vậy còn bạn thì sao? Nếu là bạn thì bạn lựa chọn loại tối ưu ngân sách nào cho các chiến dịch quảng cáo của mình. Cùng mình thảo luận dưới phần comment bài viết nhé.

💬  Bình luận?

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan

Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Thế Khương

guest
4 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Hari
Hari

Ad cho em hỏi phần ví dụ đầu bài viết của mình có bị ngược không ạ . Vì em đọc cứ cảm thấy bị ngược, Vì ABO là tối ưu ngân sách nhóm quảng cáo thì phải là mỗi nhóm 20$ sau đó so sánh trong đó con ABO nào win thì mới chuyển sang CBO đặt chung 100$ cho chiến dịch để các ABO nào win tự cạnh tranh lẫn nhau phải không ạ. Em chỉ thắc mắc vì hơi mông lung nơi ví dụ mong ad giúp ạ

Việt Đức
Việt Đức
Reply to  Hari

Ừ đọc lại vd thì hơi khó hiểu thật bạn, nói chung thì ABO là tối ưu mỗi nhóm riêng biệt, còn CBO là tối ưu cho cả camp, trong camp có nhiều nhóm, FB qua thời gian sẽ học dc cách phân phối nhiều tiền hơn cho nhóm qc tốt. Thường là ABO test sản phẩm trước, khi đã ngon rồi mới tạo thêm camp CBO chạy budget to. Camp nào bạn test ABO ngon rồi thì cứ giữ mà chạy chứ đừng chỉnh sửa nó lại dở đi, chạy thêm CBO thì tạo thêm camp khác.

Ngô Mạnh Quí
Ngô Mạnh Quí
Reply to  Việt Đức

Cảm ơn bạn, bạn cho mình hỏi với ạ.
Camp ABO thì mình lên test 1 camp – 5 nhóm + bao nhiêu content ạ
Với CBO thì mình lên test 1 camp – 5 nhóm + bao nhiêu ạ
Khi Camp ABO win thì mình tạo thêm camp CBO thì mình muốn scale up ngân sách lớn lên thì nên nhân nhiều camp CBO cho cùng 1 bài win hay nên làm như thế nào ạ ?
Mong anh chia sẻ

Việt Đức
Việt Đức

1 Adset để 2-3 content thôi bạn, cũng có thể 1 content thôi cũng dc, 1 content thì tạo nhiều adset hơn, mục đích chạy nhiều content cũng là để test coi content nào win.
Ý thứ 2 thì có camp win rồi qua CBO thì nhiều hay ít dựa vào tệp audience to hay nhỏ là chính, tệp nhỏ có muốn chạy budget lớn cũng không được. Chạy bao nhiêu thì test dần lên bạn à, để còn tối ưu lợi nhuận nữa. Mỗi sản phẩm nó mỗi khác nên không có quy chuẩn cụ thể được.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bí mật tự viết tiêu đề quảng cáo Facebook đỉnh như chuyên gia

Tạo tài khoản (và bắt đầu chạy) quảng cáo Facebook ads chi tiết

Kích thước ảnh chuẩn Facebook cá nhân/Fanpage (Cover, Avatar, Ads,…)

6 kiến thức chạy Facebook Ads cơ bản (khắc cốt ghi tâm) cho người mới.