(Mới) Nhóm riêng trên Telegram dành cho các bạn đầu tư crypto. Tham gia tại đây.

Chiến lược SEO: Expanded List Post – x10 Traffic cho website thị trường


Bạn có gặp khó khăn khi triển khai SEO & chưa đạt được thành quả về thứ hạng như mong muốn?

Không cần đi đâu xa. Ngồi ở nhà và học SEO xu hướng 2021 - Bạn sẽ có hướng đi và cách làm chi tiết theo từng công đoạn

Làm SEO mà sai lầm thì không có kết quả, tệ hơn là bị Google phạt. Khóa học trên sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức khi làm SEO.

Nội dung này được chia sẻ bởi Vincent Đỗ từ GTV SEO

Trong suốt hơn 2.5 năm làm SEO, khi hướng dẫn về các kỹ thuật tăng traffic cho website hay tạo dựng content cung cấp giá trị cho khách hàng, một vài câu hỏi tôi thường gặp đó chính là:

  • Website của đối thủ có quá nhiều traffic, làm thế nào tôi có thể kéo traffic vượt mặt họ?
  • Làm thế nào để có thêm ý tưởng viết content?
  • Website đã triển khai hết toàn bộ content trong ngành rồi thì nên làm gì kế tiếp?

Đừng lo lắng, tôi cũng đã từng gặp trường hợp tương tự như bạn!

Nếu bạn đã từng nghe đến GTV SEO, hẳn bạn sẽ biết GTV Blog là nơi tôi (Vincent Đỗ) thường chia sẻ kiến thức về kỹ thuật SEO Marketing với những bài viết chuyên sâu trung bình dài hơn 4000 chữ!

Đến một ngày, tôi cạn kiệt ý tưởng!

Đúng lúc đó, tôi tình cờ tìm thấy “Expanded List Post”. Kỹ thuật này không chỉ giúp tôi nghiên cứu từ khóa kéo traffic đều đặn, tạo dựng content phủ rộng thị trường, mà còn tăng trải nghiệm người dùng khi truy cập vào website.

Vậy Expanded List Post là gì? Tôi sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết từng bước thực hiện!

Tổng hợp các case study áp dụng Expanded List Post

Trước khi bắt đầu, hãy xem kỹ thuật Expanded List Post này đã giúp các dự án của tôi tăng trưởng như thế nào nhé!

Biểu đồ tăng trưởng website GTV
Website của dự án áp dụng kỹ thuật Expanded List Post
Website của dự án áp dụng kỹ thuật Expanded List Post

Nguyên lý hoạt động của Expanded List Post

Expanded List Post (danh sách bài viết mở rộng) theo đúng như tên gọi của nó, chính là phương pháp nghiên cứu để mở rộng bộ từ khóa theo chủ đề.

Khác với Phantom Keyword (từ khóa có lượng search nhưng lại có rất ít hoặc không có ai làm SEO), Expanded List Post được tối ưu theo xu hướng mới nhất của Google, tập trung tối ưu theo chủ đề, phủ rộng toàn bộ thị trường.

Xét về độ hiệu quả, Expanded List Post vừa giúp bạn tìm được các chủ đề nhiều traffic, đúng tệp khách hàng tiềm năng và lại ít cạnh tranh một cách dễ dàng và bền vững hơn phantom keywords.

Từ đó, khi tìm được một cụm chủ đề lên top, sẽ truyền sức mạnh và kéo tất cả các từ khóa thuộc cụm chủ đề khác lên top theo.

Và kết quả là, bạn sẽ lên top hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn từ khóa

Chuẩn bị trước khi bắt đầu

Để bắt tay vào triển khai, bạn cần chuẩn bị 2 công cụ sau:

  • Ahrefs: để nghiên cứu từ khóa từ website của đối thủ
  • Excel hoặc Google Spreadsheet: Thống kê lại toàn bộ nhóm từ khóa

Và đặc biệt: khả năng tư duy logic, hệ thống!

Hướng dẫn thực hiện Expanded List Post

Sau đây, mình sẽ hướng dẫn bạn thực hiện chiến lược Expanded List Post này theo từng giai đoạn.

Giai đoạn 1: Dùng Ahrefs lọc website

Đầu tiên, bạn cần sử dụng Ahrefs lọc ra các website trong cùng lĩnh vực để có thể lấy được các top keyword của nó.

Có 2 website bạn cần lọc:

  • Website đối thủ
  • Website đối thủ của đối thủ

Lưu ý: Nếu website bạn còn mới và hiện tại bạn đang có dưới 1500 keyword, thì bạn nên bỏ qua phần này và làm bước tiếp theo (lọc website đối thủ).

Bước 1: Truy cập vào Ahrefs, Site Explorer, nhập domain website của bạn vào và chọn Search. Ở đây tôi sẽ nhập chính website gtvseo.com của mình vào.

Bước 2: Lúc này, bạn sẽ chọn tiếp mục Competing Domains ở cột bên trái để thấy được các website đối thủ đang cạnh tranh với mình.

Theo đó, website gtvseo.com của tôi đang xếp hạng cho 3787 keyword duy nhất so với seothetop.com.

Trong khi seothetop.com đang xếp hạng cho 1640 keyword mà GTV không xếp hạng. Cả 2 web gtvseo.com và cả seothetop.com đều SEO chung 1262 từ khóa (common keywords), chiếm 19% trên tổng số keyword của cả 2 web cộng lại.

Tại cột Intersection graph, bạn sẽ thấy màu xanh biển đại diện cho số lượng keyword mà chỉ có GTV đang xếp hạng, màu vàng đại diện cho keyword mà chỉ có SEO The Top đang xếp hạng. Và cuối cùng, màu xanh lá chính là phần giao nhau 19% mà cả 2 web đang cùng xếp hạng.

Lưu ý 1: Chức năng Competing domains để lọc các đối thủ cạnh tranh của ahrefs chỉ thực sự hữu ích nếu như website bạn đã có lượng organic keyword đủ nhiều (khoảng trên 1500 key). Vì Ahrefs mới tiến hành khoanh vùng và lọc ra các đối thủ của bạn dựa trên 2 tiêu chí:

  • Website đối thủ có lĩnh vực tương tự như website bạn
  • Tỉ lệ lượng keyword trùng nhau (common keyword) của đối thủ so với bạn xếp từ cao xuống thấp

Chính vì vậy, nếu web có quá ít keyword thì khi sử dụng competing domain, chức năng này sẽ chỉ hiện ra những web có lượng keyword tương tự như bạn chứ không giúp ích nhiều trong việc nghiên cứu ra thêm nhiều bộ keyword mới.

Lưu ý 2:

Hãy chú ý vào cột Keywords unique to competitor, nếu số lượng keyword ở cột này càng nhiều, chứng tỏ đối thủ còn rất nhiều keyword khác mà bạn chưa từng triển khai.

Để kĩ hơn nữa thì bạn có thể chọn mũi tên bên phải domain website đối thủ, click Overview để xem sơ qua các thông số web đó.

Ví dụ ở phần này tôi lấy seothetop.comgobranding.com.vn làm ví dụ, hãy nhìn bảng so sánh dưới đây:

Seothetop.com có 1642 keyword tiềm năng + 1268  common keyword = 2910 key đem về 7.4K traffic

Trong khi đó, seonamnguyen.com có 922 keyword tiềm năng + 1045 common keyword = 1967 key nhưng lại mang về đến 8.6K keyword.

Điều này chứng tỏ:

Organic keyword càng nhiều thì chưa chắc traffic cũng nhiều như vậy!

Và tất nhiên, nếu chọn lựa ưu tiên, tôi sẽ chọn seonamnguyen.com để có được những bộ từ khóa giàu tiềm năng này!

Bước 3: Chọn Export ở góc bên phải để xuất các domain này ra file excel trong máy.

Hãy xóa 4 cột đầu tiên, chỉ giữ lại cột Domain thôi nhé:

Khi đã có danh sách của các web đối thủ, việc bạn cần làm là nghiên cứu xem: Đối thủ của đối thủ là website nào?

Bước 4: Tại giao diện Ahrefs trước đó, copy domain seothetop.com (đối thủ đầu tiên trong danh sách) bỏ vào thanh tìm kiếm, để lọc ra các đối thủ của seothetop.com.

Lưu ý là Ahrefs của bạn vẫn đang ở trong chức năng Competing Domains nhé!

Ở bước lọc website này, bạn sẽ muốn có càng nhiều website có cùng lĩnh vực càng tốt, để ở khi bước qua giai đoạn 2 Lọc keyword & topic, bạn sẽ có được nhiều keyword hơn.

Chính vì vậy, lặp lại bước 4 cho các đổi thủ còn lại của bạn và xuất file lưu về máy.

Bước 5: Sau khi đã có kha khá website đối thủ rồi, hãy copy paste và gộp chung tất cả các file excel này lại trong cùng 1 sheet.

Bạn sẽ có một danh sách dài những website để nghiên cứu keyword từ họ.

Tuy nhiên, vì là gộp từ nhiều file khác nhau, nên danh sách này sẽ có những website lặp lại nhiều lần.

Việc bạn cần làm lúc này chính là xóa các website bị trùng. Tuần tự thực hiện các bước: chọn khối toàn bộ cột Domain trong excel, vào tab Data chọn biểu tượng Remove Duplicates như hình bên dưới.

Lúc này excel sẽ hiện ra hộp thoại như hình bên dưới, chọn tick vào ô My data has headers tiếp tục click OK.

Lúc này excel hiện ra đã xóa 111 giá trị trùng lặp, chỉ còn 136 giá trị unique (tương ứng tôi có 136 website đối thủ để nghiên cứu keyword). Click chọn OK.

Đến đây thì bạn đã hoàn tất giai đoạn 1: Chọn lọc website rồi. Bước kế tiếp cần thực hiện đó chính là:

Giai đoạn 2: Chọn lọc topic & keyword

Ở bước này, tôi sẽ hướng dẫn bạn chọn ra các topic mà đối thủ đang đứng top, mang về traffic cao cho website.

Việc chọn lựa này có ngoài việc giảm thiểu thời gian nghiên cứu từ khóa so với các cách thông thường, nó còn giúp bạn có nhiều bộ từ khóa chất lượng nhất cho website của mình.

Nghe thật thú vị phải không?

Bắt đầu ngay nhé!

Bước 6: Vào Ahrefs, truy cập Site explorer và bỏ domain đối thủ vào để Search. Chọn tiếp mục Top pagesExport file về máy tính.

Chức năng Top Pages trong Ahrefs sẽ giúp bạn biết được trang / keyword nào đang mang lại nhiều traffic nhất cho đối thủ.

Bước 7: Mở file đã xuất, chọn tab Data, Filter để tiến hành lọc keyword.

Tại cột Referring Domain, chọn mũi tên bên góc phải cột và lọc ra những URL có Referring Domain từ 0 – 5.

Referring Domain (RD) là cho bạn biết được số domain trỏ backlink mà URL đó nhận được.

Ví dụ như trên hình, hàng thứ 3, URL https://seongon.com/kien-thuc-seo/seo-la-gi có tổng cộng 51 domain trỏ backlink đến nó.

Lưu ý, trong trường hợp có 2 backlink từ 2 URL (cùng một domain) trỏ về website bạn, thì cột này vẫn chỉ tính RD = 1 (tính trên tổng domain) mà thôi.  

Vì sao chọn RD từ 0 đến 5?

Referring domain cho bạn biết được khả năng cạnh tranh của bạn so với website đối thủ ở keyword / topic đó.

Như ví dụ ban nãy, URL trên có RD = 51, điều này đồng nghĩa, nếu muốn lên top từ khóa. Đấy là chưa kể còn phải kèm theo những kỹ thuật onpage phức tạp khác nữa.

Vì vậy, bạn sẽ muốn chọn Keyword/ URL nào có RD càng thấp, vì khi triển khai keyword chủ đề đó cho website của bạn, thì khả năng cao là bài viết của bạn lên top dễ dàng hơn!

Bước 8: Sau khi đã lọc RD, hãy xóa các cột không cần thiết, chỉ giữ lại các cột Top keyword, Its volume. Trong cột keyword, hãy lược bỏ các keyword mà website bạn đã triển khai rồi, chỉ giữ lại các key mới.

Lúc này, bạn đã có bộ keyword mới cho mình rồi. Nhưng để chắc chắn bài viết của bạn có thể lên top dễ dàng hơn, bạn cần lọc lại các keyword chủ đề này một lần nữa với allintitle.

Bước 9: Trên trang tìm kiếm Google ẩn danh (có thể bật bằng phím tắt Ctrl + Shift + N), gõ cú pháp “allintitle:keyword”.

Nếu bạn chưa biết allintitle là gì, thì đây là cú pháp giúp bạn liệt kê ra tất cả các URL có tiêu đề chứa keyword đó.

Ví dụ từ khóa mà tôi muốn kiểm tra là “tạo sitemap” thì khi gõ allintitle:tạo sitemap thì Google sẽ hiện ra 2210 website có chữ “tạo sitemap” trên tiêu đề.

Cú pháp này sẽ giúp bạn biết được có khoảng 2210 URL viết bài về chủ đề “tạo sitemap”. Và để lên top, bạn cần một bài viết được tối ưu chất lượng hơn 2210 bài viết đang hiện diện trên kia.

Bước 9: Lần lượt thực hiện search allintitle cho các keyword còn lại trong danh sách, tôi sẽ mong muốn giữ lại những keyword có allintitle < 10.000 vì những keyword này sẽ dễ SEO hơn.

Lặp lại các bước trong giai đoạn 2 (từ bước 6 – 9) cho các website đối thủ còn lại. Bạn sẽ có được list các keyword tiềm năng giúp bạn mở rộng chủ đề và phát triển cho website.

**Note: Ngoài cách lọc bằng allintitle, bạn có thể lọc thêm một bước nữa bằng việc kiểm tra xem bài viết đứng top của keyword đó có bao nhiêu chữ (word count).

Nếu số lượng chữ của các bài viết đứng top này càng ít, thì khả năng cao là khi bạn triển khai content với số lượng chữ dài hơn, bạn sẽ dễ lên top hơn.

Yeah! Tới đây thì bạn đã đi qua được ⅔ chặng đường khi đã có danh sách các keyword cần triển khai.

Vậy thì bắt đầu viết content được chưa?

Chưa đâu!

Đừng vội! Kỹ thuật Expanded List Post mà tôi hướng dẫn bạn sẽ còn thêm một phần nữa. Nếu chỉ nghiên cứu ra được bộ từ khóa, và bắt tay ngay vào viết content thì bạn sẽ khó có thể vượt mặt đối thủ.

Tôi biết bạn đã theo dõi và thực hiện theo cả quá trình dài đằng đẵng bên trên rồi.

Nhưng tin tôi đi…Bí mật nằm ở giai đoạn 3 mà tôi sắp bật mí bên dưới đây. Đây chính là 20% công việc có khả năng đem lại 80% kết quả mà bạn mong đợi!

Vậy đó là gì?

Giai đoạn 3: Mở rộng và Nhóm nội dung theo mô hình Topic Cluster

Vì sao phải mở rộng và nhóm nội dung?

Thế giới SEO Marketing đã thay đổi. Bộ máy AI của Google đã tân tiến hơn trước rất nhiều lần trong việc thu thập dữ liệu và xếp hạng website.

Cụ thể, Google đã xây dựng nên một công cụ có tên Google Knowledge Graph.

Theo đó, các dữ liệu thu thập khi có cùng mối quan hệ sẽ được Google Knowledge Graph liên kết với nhau, cho phép người dùng có thể tìm hiểu rộng và sâu hơn nữa so với những truy vấn ban đầu.

Ví dụ như khi bạn search về Leonardo da Vinci chẳng hạn, bên cạnh việc trả về kết quả tiểu sử của danh họa Google còn đề xuất thêm thông tin về các bức họa nổi tiếng của ông.

Chính vì mục tiêu kết nối dữ liệu trên toàn thế giới này mà Google ngày càng ưu ái các website cho thấy được một mạng lưới thông tin liên kết chặt chẽ.

Điều này đồng nghĩa, nếu chỉ triển khai SEO cho các keyword hay chủ đề riêng biệt, không được nhóm theo từng cụm chủ đề một cách rõ ràng thì bạn khó mà lên top được.

Về phía người dùng, việc nhóm các nội dung liên quan lại với nhau sẽ giúp họ dễ dàng tìm thấy thông tin mình cần, từ đó sẽ dành nhiều thời gian trên website hơn, tương tác cũng nhiều hơn trước.

Vậy, câu hỏi đặt ra là… nhóm keyword theo chủ đề bằng cách nào?

Đó chính là Topic Cluster!

Topic cluster là gì?

Topic cluster (nội dung theo cụm chủ đề) là một kỹ thuật được áp dụng để nhóm và liên kết các nội dung trong website theo một chủ đề nhất định, chứ không phải tối ưu SEO theo một từ khóa riêng biệt như trước đây.

Theo đó, cấu trúc của một topic cluster bao gồm:

  • Pillar page (trang trụ cột) chứa các thông tin bao quát về toàn bộ chủ đề
  • Cluster content (trang content con) gồm nhiều bài viết con tập trung phân tích chi tiết từng mục trong pillar page.

Trong giai đoạn 3 này, tôi sẽ hướng dẫn phần nghiên cứu & nhóm từ khóa

Để đạt được hiệu quả trọn vẹn, bạn cần phải nắm được cách thức hoạt động của mô hình Topic cluster này và cách triển khai content cũng như đi link.

Thực hiện mở rộng và nhóm keyword theo topic cluster

Trước hết, bạn cần nắm rõ mô hình này:

Cũng giống như những mối quan hệ trong gia đình, các chuyên mục, bài viết trong website cũng cần có sự phân chia về cấp bậc và nhóm theo từng lĩnh vực riêng.

Tôi sẽ ví như mối quan hệ gia đình cho bạn dễ hiểu!

Giả sử bạn đang là “dép”, vậy thì sẽ có mối quan hệ như sau:

  • Anh chị em ruột: ngang cấp, cùng chủ đề
  • Anh chị em họ: ngang cấp, khác chủ đề
  • Ba mẹ: cao cấp hơn 1 bậc, cùng chủ đề
  • Cô chú: cao cấp hơn 1 bậc, khác chủ đề
  • Ông bà: cao cấp hơn 2 bậc, là chủ đề rộng nhất

Đối với những website thuộc lĩnh vực đơn giản, có thể tự nhóm bằng kiến thức xã hội đời thường sẽ khá dễ để nhóm các keyword theo chủ đề.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, có rất nhiều bạn thường không biết nên gộp hay tách nội dung ra thành nhiều bài viết khác nhau.

Trong phần này tôi sẽ chỉ bạn một công thức chi tiết để phân biệt “thứ bậc” và nhóm các nội dung này.

Ví dụ: tôi có keyword “địa điểm du lịch vũng tàu”.

Bước 10: Bạn chỉ cần truy cập vào Ahrefs > Keyword Explorer => nhập từ khóa “địa điểm du lịch vũng tàu” và nhấn chọn Search.

 Dựa vào 2 phần parent topic và Keyword ideas, bạn sẽ thấy được “địa điểm du lịch vũng tàu” có ba mẹ là “du lịch vũng tàu”.

Ngoài ra còn có “các địa điểm du lịch vũng tàu”, “các địa điểm du lịch ở vũng tàu” là các từ khóa có thể tối ưu trong cùng bài viết “địa điểm du lịch vũng tàu”

Bước 11: Để tìm “anh chị em ruột”, hãy click vào “du lịch vũng tàu” ở mục Parent topic để xem các keyword chung một bộ với “địa điểm du lịch vũng tàu” nhé!

Bạn có thể tìm thêm “cô chú” hay “ông bà” khi nhấn vào tab Having same terms hoặc Also Rank for bên góc trái, và xem cột Parent topic của các keyword hiện ra.

Công việc của bạn lúc này chỉ là sắp xếp bộ từ khóa vào file excel theo cấp bậc và triển khai content ngay thôi!

Một số lưu ý khi triển khai content

Để bài viết của bạn có thể lên top một cách dễ dàng sau cả quá trình chọn lọc website và nghiên cứu từ khóa kì công, bạn cần phải lưu ý:

Bài viết của bạn phải chất lượng hơn các đối thủ đang đứng top keyword đó về tất cả mọi mặt:

  • Nội dung chuyên sâu hơn, phân tích chi tiết cung cấp giá trị hữu ích với bố cục và giao diện tối ưu trải nghiệm người dùng
  • Hình ảnh minh họa/ infographic / biểu đồ đẹp hơn, sắc nét hơn
  • Bố cục bài viết hợp lý, thu hút với mục quan trọng nhất để lên phần đầu của bài viết
  • Có thể đính kèm một tài liệu tóm tắt nội dung để người dùng tải về má

Tiếp theo, bạn cần triển khai tối ưu onpage đầy đủ => Tham khảo checklist tối ưu onpage chi tiết tại bài viết hướng dẫn SEO Onpage

Triển khai Internal link theo topic cluster để tối ưu trọn vẹn cả 3 mặt Trust – Traffic – Theme. Tham khảo thêm bài viết: 7 kỹ thuật xây dựng liên kết nội bộ

Có thể nói, triển khai content là bước cuối cùng để bạn có thể tự tin lên top vượt mặt đối thủ và đạt được tỉ lệ chuyển đổi cao cho website.

Vài lời nhắn nhủ

Khi bạn đọc đến dòng này thì… xin chúc mừng! Bạn là một trong những người kiên nhẫn xem hết bài viết tâm huyết này của tôi! Hy vọng rằng bạn sẽ bắt tay ngay vào áp dụng để thấy được kết quả.

Tôi biết rằng, thực hiện cả 3 giai đoạn từ lọc website, nghiên cứu chọn lọc keyword, phân loại theo topic cluster đã quá dài với hơn 11 bước. Nhưng lại còn phải dày công suy nghĩ để bố cục, edit và viết lại content sao cho hay hơn cả đối thủ đứng top.

Hẳn bạn đang nghĩ “Nhiều quá! Sao mà làm nổi?”

Hai điều tôi đã học được từ những người thành công đó chính là “luôn đặt tiêu chuẩn cao trong công việc”“chiến đấu cho đến cùng vì những thứ mình đam mê”.

Nếu website là đứa con cưng của bạn, đừng ngồi không và mong chờ con mình đứng nhất bảng xếp hạng!

Mọi vinh quang đều cần phải có sự đánh đổi, cả vị trí top Google cũng vậy. Và đó cũng chính là những gì tôi áp dụng cho website gtvseo.com của mình để có được lượng traffic cùng những bài viết chất lượng như hôm nay!

Chúc bạn thành công!

Nguồn: Vincent Do từ GTV SEO

Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Thế Khương

guest
31 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Nguyễn Sơn Tùng
Nguyễn Sơn Tùng

Xin cho mình hỏi. Ở trên GTV đang hướng dẫn làm keyword từ khóa và topic cluster cho danh mục bài viết (blog). Nếu mình muốn seo từ khóa cho danh mục dịch vụ thì pilar page chính là trang dịch vụ chính (chứa từ khóa) và các bài viết cluster content thì để ở đâu (trong mục blog hay để dưới menu trang dịch vụ) và cần bao nhiêu bài cluster content là đủ. Xin cảm ơn.

Khôi Trịnh
Editor

1. Bạn để ở đâu cũng được, miễn là mấy bài viết cluster đó có đi link về pillar page là được (nhớ là để dofollow)
2. Này tùy vào bộ key mà bạn đã research, chứ ko giới hạn số lượng bao nhiêu là hiệu quả.

Rin
Rin

Cho mình xin hỏi: Có thể dùng Ahrefs để nghiên cứu từ khóa viết bài được không Bạn. Mình xin cảm ơn.

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)
Reply to  Rin

Được, nhưng Ahrefs chủ yếu là phân tích đối thủ, kiểm tra website mình, bạn dùng kwfinder để nghiên cứu từ khóa nhé.

Rin
Rin

Mình cảm ơn Bạn nhiều.

Pham Hai
Pham Hai

Bài viết quá chất!

Lê Lâm
Lê Lâm

Bài viết super hữu ích !

Kim Luân
Kim Luân

cảm ơn bạn rất nhiều

Nhân
Nhân

Khi đã phân loại đc kw theo các cấp bậc thì nên triển khai content theo cấp bậc nào trước vậy ad?

Hoàng Đạt
Hoàng Đạt

Bài viết chi tiết, tâm huyết quá. Tks Ad !!!!!

Nhân Hoàng
Nhân Hoàng

Sau khi làm từ b1- b8 mình thấy khi làm b8, chỉ mới làm ở 1 site mà kw nhiều quá. những 5k kw, mà trong số đó thì có nhiều kw ko thuộc chủ đề mà mình mong muốn. Vậy có cách nào để lọc bỏ những kw ko liên quan đến chủ đề của mình không?

Viet
Viet

Ở bước 7 bạn viết nhầm thì phải, mình thấy RD là 0 mà: http://prntscr.com/o8w5ye

Trịnh Cao Thiện
Trịnh Cao Thiện

cho mình hỏi,
mình có đặt URL trên website của mình, nhưng khi khách hàng nhấp vào thì lại không hiện ra trang mới. nó sẽ load ngay tại trang khách hàng đang đọc, có cách nào khi nhấp vào URL hiện ra trang mới không , nhờ bạn chỉ mình với

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)

Bạn cho mình URL mình xem thử nhé.

Trịnh Cao Thiện
Trịnh Cao Thiện

URL của mình là một link liên kết trên trang accesstrade ấy

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)

Bạn cứ đưa cái URL mà bạn gửi cho bạn của bạn mình xem thử.

thien
thien

Dear phuc minh gui nhe
khi mình nhấn xem thử bài viết trên Wp thì nó load tại trang đang xem bài chứ không mở sang một trang mới
https://cudidichochi.com/Đặt xe đi sân bay

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)
Reply to  thien

Mình click vào nó chuyển trang mới mà bạn, chuyển đến trang nhà cung cấp xe rồi. link affiliate của accesstrade.

Trịnh Cao Thiện
Trịnh Cao Thiện

đúng là có chuyển tới trang nhà cung cấp .
Nhưng khi đang đọc trên website của mình, khi nhấp vào link thì không ra một trang mới. Mà sẽ load ngay trên trang web của mình luôn, điều này khiến cho người đọc phải mất thời gian quay lại trang của mình rất mất thời gian

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)

Ngay từ đầu bạn nói ý của bạn muốn link khi nhấp vào sẽ mở ra cửa sổ mới phải hay hơn k :v bạn nói mình cứ nghĩ link affiliate của bạn bị lỗi.
=> khi chèn link vào, bạn bôi đen dòng chữ , sau đó bấm vào icon chèn link ở khung soạn thảo, khung chèn link hiện lên thì để ý có bánh răng cưa nhỏ, bấm vào đó, tích vào ô ” Open Link In a new tab” rồi add link vào là xong.

thien
thien

cám ơn bạn nha

meo3chan
meo3chan
Reply to  thien

Trong code của bài viết, xem dưới dạng html ấy, bạn cần đặt thêm 1 lệnh target=”_blank” thì link của bạn mặc định sẽ luôn mở ra dưới dạng tab mới nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

E-A-T có thật sự là yếu tố giúp tăng thứ hạng trong SEO?

Link Building toàn tập: Giúp bạn làm SEO Offpage giỏi hơn!

(Kỹ thuật) SEO hình ảnh hiệu quả tăng traffic từ Google & hỗ trợ SEO Onpage

(Tản mạn) Tại sai cần phải nghiên cứu từ khóa khi làm SEO?