Đến thời điểm hiện tại, trang đích (landing page) không còn là một khái niệm xa lạ với người làm Digital Marketing Việt Nam.
Trang đích được áp dụng rộng rãi trong mọi chiến dịch quảng cáo nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Từ người kinh doanh online cho đến người làm tiếp thị liên kết đều bắt đầu ứng dụng trang đích triệt để trong các chiến dịch quảng bá, nhằm:
- Giảm thiểu chi phí quảng cáo cho chiến dịch.
- Gia tăng tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng.
- Giúp Pixel quảng cáo thông minh hơn, để có những data chất lượng nhất.
Tuy nhiên, còn khá nhiều người chưa biết cách tối ưu landing page hiệu quả & gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho toàn chiến dịch.
Tối ưu là một thuật ngữ & cũng là một công việc nghe đến đã thấy phức tạp, để có thể tự mình tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cho trang đích thật tốt bắt buộc bạn phải tự tích luỹ kinh nghiệm thông qua việc làm & chạy thật nhiều trang đích rồi rút ra chân lý riêng cho bản thân.
Trong phạm vi bài viết này mình sẽ giúp bạn tự tay tối ưu trang đích chỉ với 5 yếu tố cơ bản, ai cũng có thể làm & sẽ mang về kết quả đáng kinh ngạc.
Tham khảo: Landing page là gì
Tốc độ tải trang
Khi truy cập vào một website hay trang đích bất kỳ, điều khiến bạn khó chịu nhất & sẽ out ngay khỏi đó là gì?
Đó chính là tốc độ tải trang quá chậm, bạn phải tốn khá nhiều thời gian sau nhấn vào link truy cập mà nội dung trang vẫn chưa load xong.
GỢI Ý
Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình
Không cần quan tâm tiêu đề, nội dung hay hình ảnh lẫn sản phẩm trên trang đích bắt mắt thế nào, hấp dẫn & thuyết phục ra sao. Nếu tốc độ tải trang kém, những yếu tố tối ưu tiếp theo xem như thất bại.
Vì vậy, tối ưu tốc độ tải trang là công việc đầu tiên bạn cần làm, nếu bạn không muốn biếu không khách hàng tiềm năng cho đối thủ.
Mình lấy ví dụ thực tế thế này, bạn là người đang mong muốn tìm “phương pháp giảm cân hiệu quả”.
Bạn click vào từng mẫu quảng cáo, bài viết để tìm kiếm phương pháp phù hợp.
Nhưng rồi xui xẻo thế nào khi vào đúng trang đích load chậm không tả nổi, đợi mãi 1 phút mới load xong, vậy bạn có rời đi ngay không ?
Và rồi bạn tìm đến một bài khác, vừa click vào vài giây thôi là load xong ngay nội dung, chưa cần quan tâm đến những nội dung bên dưới tối ưu thế nào nhưng trang đích này đã giữ được bạn ở lại.
Vậy làm sao để tăng tốc độ tải trang ?
Hiện tại có 2 nền tảng để bạn dễ dàng xây dựng trang đích đó là WordPress hoặc sử dụng các công cụ Page Builder bên thứ 3 như Ladipage (VN), Clickfunnels, Unbounce…
Tối ưu trang đích sử dụng WordPress
Nếu bạn xây dựng trang đích bằng WordPress thì lúc này landing page vẫn chỉ là 1 page trong website của bạn.
Hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn cho bạn về plugin hỗ trợ cho việc xây dựng trang đích trên WordPress.
Lúc này vấn đề tối ưu tốc độ tải trang đích sẽ tương ứng với tối ưu tốc độ tải cho cả website.
Chính vì vậy, bạn sẽ cần xem xét & cải thiện các vấn đề về:
- Hosting
- Tối ưu các mã code CSS thân thiện người dùng
- Cấu trúc trang phù hợp
- Nén ảnh & xóa các file media rác không sử dụng đến
- Sử dụng các plugin hỗ trợ tối ưu speed
Mình đã viết ra 1 bài riêng dưới đây:
Tối ưu trang đích bằng công cụ Page Builder
Hiện tại nếu chạy các trang đích target cho thị trường VN, mình khuyến khích bạn sử dụng nền tảng của Ladipage.
Đây là nền tảng xây dựng trang đích với hàng nghìn kho template có sẵn & thao tác dễ dàng sử dụng.
Ngoài ra, khi sử dụng nền tảng page builder bên thứ 3, bạn nên chú ý lúc đăng ký mua gói.
Thông thường, những gói trả phí sẽ có tốc độ tải trang tối ưu hơn & lúc này nếu có các vấn đề gì xảy ra trì trệ với việc tải trang, bạn hãy liên hệ với support để nhận được hỗ trợ sớm nhất.
Những công cụ xây dựng landing page này thường có cơ sở băng thông rất khủng và đáp ứng tốt cho hàng trăm nghìn user truy cập cùng 1 lúc, bạn có thể chiến paid traffic thả ga mỗi ngày mà không cần phải lo lắng về vấn đề quá tải cho trang đích.
Viết tiêu đề thu hút & thực hiện split testing
Ngay khi bấm vào quảng cáo, với một tốc độ tải trang mượt mà, khách truy cập sẽ trông đợi điều gì tiếp theo? Chắc chắn nó phải có sự liên quan đến thông điệp họ đã nhìn thấy ở quảng cáo.
Câu trả lời đó chính là tiêu đề đầu trang.
Nếu chiến đấu đủ lâu trong lĩnh vực Digital Marketing & trực tiếp chạy những chiến dịch quảng cáo, bạn dễ dàng nhận ra những trang đích có tỷ lệ chuyển đổi cao, đủ sức thuyết phục người dùng kéo xuống xem tiếp những nội dung tiếp theo, đều là những trang đích có tiêu đề rất “chạm cảm xúc”.
Một tiêu đề đạt chuẩn giúp trang đích trở nên thu hút hơn, cần có những yếu tố sau:
Chạm đến những điểm cảm xúc của người dùng.
Mỗi một sản phẩm/ dịch vụ, đều sẽ có một thông điệp riêng. Ngay từ tiêu đề, thông điệp của bạn phải đủ khả năng chạm đến những cảm xúc liên quan của người dùng để có thể thuyết phục họ xem tiếp nội dung trên trang đích.
Cảm xúc đó có thể là những vấn đề hiện tại của khách hàng, những khát khao, nỗi sợ,… của họ đối với vấn đề cụ thể. Và nhiệm của bạn là phải sáng tạo một tiêu đề chứa đựng thông điệp “chạm” trúng cảm xúc đó.
Tiêu đề nên ngắn gọn, truyền tải một thông điệp duy nhất.
Ngoài ra, bạn không thể “tự tin” rằng chỉ một tiêu đề viết ra lần đầu tiên là có thể thành công ngay trên trang đích.
Những trang đích hay mẫu quảng cáo thành công đều có được sau khi thực hiện split testing rất nhiều nội dung khác nhau.
Bạn cần chuẩn bị tối thiểu là 3 tiêu đề & cài đặt split testing trên trang đích đề tracking được chính xác nhất là cái nào giúp bạn thu hút được sự chú ý của khách truy cập hơn cả.
Mình sẽ lấy ví dụ 1 trang đích khá “ngầu” của California Fitness & Yoga . Mình đã hoàn toàn bị thuyết phục khi chỉ mới nhìn vào phần hình ảnh và tiêu đề.
Hay là tiêu đề của Grab, mình chắn chắn với dòng tiêu đề này Grab sẽ thu hút rất nhiều người đang thật sự cần việc làm đăng ký.
Một ví dụ nữa mà mình muốn cho bạn xem, đó chính là landing page về khóa học tiếng Anh trên Edumall. Nếu mình là một người đang có nhu cầu thì mình chắc chắn sẽ “đổ” ngay khi có sự đảm bảo về con số tỉ lệ cao, thống kê rõ ràng như thế.
Trình bày nội dung theo bố cục
Landing page đang được sử dụng nhiều nhất ở 2 hình thức:
- Prelander (trong affiliate).
- Landing page dạng Sale page bán hàng.
Dù ở hình thức nào thì nội dung trên trang đích luôn phải được trình bày theo bố cục có hiệu quả nhất nhằm thu hút được sự chú ý, tin tưởng và thôi thúc hành động của người xem.
Bạn cần đặt mình vào vị trí của người dùng, để hiểu rõ những gì mà họ đang cần ở sản phẩm. Từ đó bạn sẽ có thể biết nên đặt bố cục như thế nào là hợp lý.
Ưu tiên việc truyền tải những cảm xúc mà người dùng đã đang phải trải qua, ví dụ như:
- Mất ngủ lâu ngày.
- Bị mụn lâu năm.
- Lão hóa do tuổi tác.
- …
Dưới đây là một trang đích mà mình cảm thấy khá ưng ý về bố cục nội dung, được sắp xếp logic & có sức thuyết phục.
Phân tích bố cục dẫn dắt & thuyết phục người xem của trang đích này như sau:
- Đầu tiên bạn có thể thấy được biến chứng nguy hiểm của bệnh “tiểu đường”, những đối tượng có thể mắc bệnh và kèm theo là màu nền đỏ khiến người đọc sẽ phải dè chừng về căn bệnh này.
- Sau đó là nhận xét của lương y về sản phẩm, kèm theo đó là những giấy tờ chứng nhận lương y này là hàng real và khách hàng có thể an tâm.
- Phía dưới sẽ là liệt kê từng thành phần có trong sản phẩm, dĩ nhiên là những thành phần hoàn toàn tự thiên nhiên.
- Kế đến phải là công dụng chính mà sản phẩm mang lại.
Như vậy, nếu chưa có ý tưởng gì về việc sắp xếp trình tự nội dung cho trang đích thì ví dụ trên là một bố cục cơ bản, đầy đủ mà bạn có thể tham khảo áp dụng.
Nhưng tương tự như yếu tố tiêu đề, hoặc nói rộng hơn là tổng thể trang đích, mọi kết luận chỉ là cảm tính cho đến khi bạn test được chính xác cái nào là hiệu quả.
Với mỗi offer/sản phẩm muốn chạy, bạn nên chuẩn bị 2-3 trang đích với hình thức & ý tưởng nội dung khác nhau để test xem cái nào ra chuyển đổi tốt nhất.
Có thể với sản phẩm/offer sinh lý, một trang đích với nội dung chia sẻ những kiến thức khoa học & sự tư vấn từ bác sĩ đối với sản phẩm đó sẽ hiệu quả hơn.
Nhưng với những sản phẩm/offer giảm cân thì một trang đích kể về diet success story (câu chuyện giảm cân thành công) với sản phẩm nào đó lại mang về nhiều đơn hàng hơn.
Split testing là chìa khóa, bạn đừng quên câu thần chú này khi xây dựng landing page.
Sử dụng tối thiểu 3 CTA button trên trang
Có rất nhiều Landing page đẹp mắt, nội dung lôi cuốn người dùng, nhưng lại quá ít CTA (Call To Action) button.
Sẽ có một lượng người dùng “lười” đọc, họ chỉ dừng lại ở phần đầu (hoặc giữa), và muốn biết sản phẩm họ mong muốn là gì, mà không cần quan tâm nội dung còn lại của trang đích.
Tùy theo độ dài mà bạn bố trí CTA button hợp lý, nhưng tối thiểu nên là 3: đầu, giữa và cuối trang.
Dưới đây là landing page của bệnh viện thẩm mỹ kangnam, họ đặt liền 5 CTA button trải dài từ đầu đến cuối trang.
CTA button không được quá to và cũng không được quá nhỏ. Còn về màu sắc thì bạn cần nắm rõ quy tắc sau đây:
- Màu nền của nút phải nổi bật, và tương phản so với màu nền của landing page.
- Màu chữ của nút CTA sẽ tương phản với màu nền của nút.
Thông điệp cũng cần phải rõ ràng, nên sử dụng những động từ mạnh như:
- Đặt hàng ngay.
- Đặt chỗ ngay.
- Mua Ngay.
- …
Bổ sung các yếu tố Social proof & testimonial
Nói đến các yếu tố “thần thánh” tăng sale hiệu quả nhất cho trang đích thì không thể nào bỏ qua 2 cái tên quen thuộc đó là “Social proof” & “Testimonial”
Đây là 2 thành phần rất quen thuộc mà bạn thường xuyên bắt gặp. Và vô hình chung nó khiến chúng ta có lòng tin cực kì cao vào sản phẩm, dịch vụ đang được quảng bá.
Social Proof
Là những tín hiệu, bằng chứng để chứng minh độ “chất lượng”, “xịn sò”, “được nhiều quan tâm của một chủ thể nào đó”.
Ví dụ trên một trang đích, và bạn thấy những tín hiệu như: giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận sản phẩm chất lượng, các notification thông báo đặt hàng real-time từ những khách hàng cụ thể … đây đều được xem là những social proof.
Mình lấy ví dụ social proof từ KTcity, khi tham khảo một khóa học, bạn có thể bắt gặp các thông báo đặt hàng real-time từ họ.
Testimonial
Là bằng chứng & feedback sau khi sử dụng/ trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ cụ thể.
Bạn rất dễ dàng nhìn thấy các testimonial này trong thời đại 4.0 hiện nay. Từ các status trên Facebook của những người bán hàng online, họ thường đăng lại ảnh chụp màn hình feedback của khách hàng & đăng lên thành 1 album real feedback.
Trên landing page bạn nên bổ sung thêm những nội dung testimonial như thế. Nó có thể thể hiện dưới dạng:
- Hình ảnh screenshot tin nhắn của khách hàng gửi cho bạn
- Ảnh before & after của những khách hàng sử dụng thành công
- Format lại feedback của khách hàng cho đẹp mắt trên trang đích
- Phần bình luận bên dưới nội dung như thể các khách hàng sử dụng thành công đang vào feedback trực tiếp
Một ví dụ điển hình từ landing page của thẩm mỹ viện Eri International, những feedback từ những quán quân, trưởng phòng hay doanh nhân luôn có một sức hút rất đặc biệt, bạn có thể tham khảo.
Kết luận
Tối ưu trang đích là một kỹ thuật không đơn giản. Để làm tốt công việc này đòi hỏi bạn phải có quá trình tích luỹ kinh nghiệm và thực hành thật nhiều để ngày càng quen tay & nhanh nhạy hơn trong việc đánh gía yếu tố cần tối ưu.
Bài viết đã liệt kê & hướng dẫn 5 yếu tố cơ bản để bạn dễ dàng bắt đầu tìm hiểu & tự tay tối ưu ngay hôm nay cho trang đích của mình.
Nếu có khó khăn gì trong quá trình tối ưu, bạn có thể để lại comment phía dưới – mình sẽ hỗ trợ trong ngày.
Bình luận?
Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:
(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan
Em có 2 landing mong muốn được nhận xét từ anh về landing, cái gì chưa đc, cần tối ưu gì ? http://manup24h.chuyendanong.vn/ và http://serumnam.trinamvalentine.vn/
Cái này bạn lên fb tìm group ”Cộng đồng LadiPage Vietnam” sẽ có nhiều góp ý hơn nhé bạn .