(Mới) Nhóm riêng trên Telegram dành cho các bạn đầu tư crypto. Tham gia tại đây.

(Chi tiết) Hướng dẫn xây dựng nội dung trang đích thu về tỷ lệ chuyển đổi cao


Landing page từ lâu đã trở thành một công cụ đắc lực cho những marketer và doanh nghiệp trong việc tăng tỉ lệ chuyển đổi bán hàng.

Bằng việc cung cấp đầy đủ thông tin, tính năng và hình ảnh đẹp mắt của sản phẩm trên cùng một trang đích giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.

Nhiều khi những sản phẩm chỉ nhìn sơ qua thôi là cảm thấy khó bán nhưng khi triển khai nội dung trên landing page thì lại bán được rất dễ dàng.

Một trong những điều khó khăn nhất để landing page đạt hiệu quả cao đó chính là việc xây dựng nội dung bán hàng, giới thiệu sản phẩm trên trang đích như thế nào để tạo sự tin tưởng & thúc đẩy người xem ra quyết định mua hàng.

Trong bài viết này mình sẽ nói chi tiết hơn về việc xây dựng nội dung cho trang đích giúp bạn đạt được hiệu quả chuyển đổi cao.

Gợi ý: Nếu bạn là người mới và chưa biết xây dựng landing page như thế nào thì hãy xem qua bài viết 3 điều cần lưu ý khi triển khai landing page của mình

Một vài yếu tố quan trọng để landing page đạt hiệu quả cao

Các nội dung trên landing page sẽ là phương tiện giúp bạn giao tiếp với khách hàng, sẽ có một vài yếu tố quan trọng mà bạn cần nhấn mạnh để truyền tải thông điệp tốt với khách hàng, dưới đây là 3 yếu tố quan trọng bạn nên chú ý đến.

Xác định và trình bày USP của sản phẩm/dịch vụ

Để khách hàng ra quyết định mua hàng thì bạn cần phải cho họ lý do tại sao cần phải mua sản phẩm này mà không phải sản phẩm khác.

Hãy tìm ra USP (Unique selling point) hay còn gọi là điểm khác biệt mà chỉ có sản phẩm (dịch vụ) của bạn đang có trên thị trường.

GỢI Ý

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình 😍

Bạn có thể thử áp dụng một vài câu hỏi sau đây để tìm ra đặc điểm độc nhất của sản phẩm:

  • Tại sao khách hàng cần sản phẩm này, họ đang gặp vấn đề gì và sản phẩm có đáp ứng được không?
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ mình bán có gì tốt hơn so với các đối thủ trên thị trường?
  • Tại sao chỉ nên mua sản phẩm của bạn chứ không phải là một cửa hàng nào khác? (giá có rẻ không, có đổi trả bảo hành không?, có cam kết chất lượng không?, có tư vấn và giải đáp thêm không?)

Có thể sản phẩm bạn đang kinh doanh rất tốt nhưng nếu không liệt kê được USP để khách hàng thấy rõ thì sẽ cực kỳ khó bán, hãy dành thời gian tìm ra USP tìm ra điểm đặc biệt khiến khách hàng quyết định mua của bạn.

Thống nhất màu sắc chủ đạo

Việc thiết kế và chọn các màu sắc cho landing page rất quan trọng, nó thể hiện sự chuyên nghiệp và tính nhất quán trong việc truyền đạt thông tin.

Nhiều bạn viết nội dung tốt, biết bố cục nội dung dẫn dắt nhưng vô tình tạo ra một trang đích quá màu mè, không có sự nhất quán về màu sắc, font chữ dẫn đến hình ảnh thiếu chuyên nghiệp & làm giảm trải nghiệm mua hàng của khách hàng.

Bạn có thể chọn lọc ra 2-3 màu sắc chủ đạo chính cho landing page (dĩ nhiên là phải phù hợp và làm nổi bật hình ảnh sản phẩm nữa) sau đó làm một brief với designer để triển khai.

Nếu bạn tự tay làm landing page và không có khả năng phối màu tốt thì hãy làm màu sắc đơn giản càng tốt. Thông thường một trang đích tốt chỉ cần 2 màu chủ đạo.

Tạo ra sự khan hiếm và hối thúc khách hàng

Đôi khi khách hàng họ đọc xong nội dung trong landing page nhưng vẫn còn phân vân & đắng đo suy nghĩ nhiều thứ thì lúc này bạn cần phải thực hiện một số việc làm hối thúc hộ mua hàng nhanh hơn nữa.

Hãy tạo ra sự khan hiếm hoặc tạo ra những lợi ích khiến khách hàng phải nhanh chóng thực hiện mua hàng, bạn có thể sử dụng một số câu từ dưới đây để thôi thúc hành vi mua hàng:

  • Đặt hàng ngay trong hôm nay để được nhận giá ưu đãi.
  • Đặt trước ngày … để được giảm giá 1.000.000đ.
  • Đăng ký ngay để trở thành 1 trong 100 người đầu tiên được khuyến mãi.
  • Chỉ giảm giá trong hôm nay.

Ngoài ra bạn nên đặt thêm tính năng “đồng hồ đếm ngược” trong landing page để nhắc khéo khách hàng về thời gian khuyến mãi còn lại.

Hiển thị đồng hồ đếm ngược thời gian khuyến mãi để hối thúc khách hàng đăng ký mua

Những yếu tố về khuyến mãi, quà tặng, thời gian,… đôi khi rất đơn giản nhưng áp dụng vào landing page sẽ nhận được rất nhiều hiệu quả.

Cấu trúc của một landing page cơ bản

Cấu trúc của một landing page mình sẽ tạm thời chia ra làm 3 phần: header, body và footer (tương tự như cấu trúc của một trang website).

Header

Ở phần header sẽ bao gồm các mục nội dung như:

  • Tiêu đề
  • Tiêu đề phụ
  • Hình ảnh sản phẩm
  • Nút CTA

Để đơn giản và dễ hình dung hơn ở header sẽ trình bày nội dung như thế nào thì bạn nên tham khảo một vài hình ảnh dưới đây mà mình sưu tầm được:

Landing page về sản phẩm Keto Guru giảm cân – offer CPO tại Adflex
Header của landing page dịch vụ cho thuê xe
Header landing page của Seoulspa
Body

Body là nơi bạn tập trung tình bày các thông tin cụ thể về sản phẩm, bạn có thể bắt đầu theo thứ tự trình bày các section dưới đây:

Section 1: nêu công dụng của sản phẩm và khả năng giải quyết vấn đề mà khách hàng gặp phải.

 

Section 2: Trình bày thông tin về sản phẩm/dịch vụ giúp khách hàng hiểu rõ hơn thứ mà bạn đang bán.

Ở phần trình bày các thông tin sản phẩm bạn có thể chèn một vài nút CTA để kêu gọi khách hàng thực hiện mua hàng nhanh hơn, nhiều người họ chỉ cần tìm sơ vài thông tin là đã đưa ra quyết định mua hàng rồi.

Section 3: đưa ra các bằng chứng, hiệu quả thực tế mà dịch vụ bạn đã đem lại cho những khách hàng trước đây.

Khách hàng họ quan tâm nhiều hơn về hiệu quả sản phẩm, chỉ cần bạn cố gắng thể hiện các nội dung cho thấy sản phẩm của bạn có hiệu quả với họ thì tỉ lệ chuyển đổi sẽ tăng lên đáng kể.

Hình ảnh hiệu quả trước và sau khi sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ

Section 4: đưa ra nhiều social proof giúp khách hàng tin tưởng về hiệu quả của sản phẩm.

Social proof là các lời đánh giá, phản hồi từ những khách hàng đã trải nghiệm dịch vụ của bạn.

Đa phần mọi người có xu hướng nghe và tin lời của số đông, tin lời những người đi trước nhiều hơn so với những thông tin họ tự tìm thấy được ở Google.

Việc bổ sung các bình luận, đánh giá & phản hồi từ khách hàng cũ sẽ tạo được lòng tin tốt với những khách hàng mới, hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay vẫn đang sử dụng social proof để bán được rất nhiều đơn hàng mỗi ngày.

Có 3 dạng social proof phổ biến mà bạn có thể tùy ý lựa chọn và bổ sung vào landing page:

  • Xác nhận của người nổi tiếng: các chuyên gia, diễn viên, kols,… trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh.

  • Những lời ca ngợi, xác nhận từ báo chí: các tờ báo lớn đăng tin tức về sản phẩm của bạn cũng góp phần gia tăng lòng tin của khách hàng.

  • Câu chuyện thành công, những xác nhận và review từ những khách hàng cũ: mọi người thường tin vào các review từ phía cộng đồng, từ những người bình thường vì họ sẽ có cảm nhận và cái nhìn khách quan hơn.

Section 5: Form đăng ký mua hàng.

Form đăng ký là bước vô cùng quan trọng, bạn hãy thiết kế một form đăng ký đủ đẹp và đơn giản giúp khách hàng thực hiện điền thông tin vào nhanh chóng, dễ dàng nhất.

Footer

Footer tuy đơn giản và chứa ít thông tin nhưng lại là một phần quan trọng để kết nối, tạo dựng hình tượng thương hiệu tốt với khách hàng.

Ở phần cuối của landing page thường là nơi bạn sẽ ghi lại các thông tin về shop, thương hiệu để tăng độ tin tưởng với khách hàng.

Sẽ có một tỉ lệ khách hàng kỹ tính sẽ không mua trực tiếp qua landing page mà tìm đến các fanpage Facebook, hotline để gọi mua nếu như họ cảm thấy landing page chưa đủ thuyết phục hoặc cần xác nhận sản phẩm có phải chính hãng hay không.

Kết

Sẽ không có một cấu trúc chuẩn trong xây dựng landing page, trên đây mình chỉ lấy ví dụ một trong số những mẫu landing page mà bản thân mình cảm thấy hiệu quả.

Để tạo ra được một landing page chất lượng, hiệu quả sẽ đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn đang bán để hiểu rõ người dùng cần gì, những yếu tố nào ảnh hưởng nhất đến quyết định mua hàng của khách từ đó mới bắt đầu xây dựng nội dung hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cần phải tối ưu và tracking landing page liên tục, trước đây thì mình dùng heatmap (bản đồ nhiệt) của Hotjar để tracking xem user họ nhấn vào phần nào, dừng lại ở phần nào trên landing page từ đó nên bạn cũng có thể sử dụng công cụ này để tối ưu thêm.

Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn, đừng quên để lại bình luận bên dưới về những vấn đề mà bạn đang gặp phải để nhận được sự hỗ trợ.

💬  Bình luận?

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan

Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Thế Khương

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi website: Cách tự triển khai CRO “like a pro”

Hướng dẫn đo heatmap website bằng công cụ Mircrosoft Clarity (Miễn phí)

Thủ thuật viết tiêu đề quảng cáo hấp dẫn, gia tăng CTR

Top 3 khóa học về landing page giúp tối ưu hóa đơn hàng