(Mới) Nhóm riêng trên Telegram dành cho các bạn đầu tư crypto. Tham gia tại đây.

18 công cụ hỗ trợ content marketing cho website tối đa hóa hiệu suất


Content marketing hiện tại đòi hỏi ở người sản xuất phải có những nội dung mang tố chất đột phá, sáng tạo & bền bỉ.

Nhưng sức người sẽ có hạn, bạn sẽ không thể nào làm việc hiệu quả bằng những “cỗ máy” được lập trình ra đảm nhiệm đúng vai trò của nó.

Tùy vào mục đích mà bạn sẽ sử dụng những công cụ khác nhau. Miễn phí cũng có mà trả phí cũng có.

Ngày càng có nhiêu công cụ hỗ trợ content marketing chất lượng & luôn cải tiến tính năng để phục vụ users. Để kể hết thì chắc mình list đến mai.

Mình đã chuẩn bị gửi đến bạn danh sách 18 công cụ hỗ trợ content marketing hiệu quả mình thường dùng để gia tăng giá trị và chất lượng của content, cũng như hiệu suất sản xuất nội dung.

Một số công cụ còn giúp mình theo dõi, tối ưu những nội dung đã xuất bản trên website.

Mình sẽ chia các công cụ này ra 5 nhóm chính:

  • Soạn thảo nội dung
  • Nghiên cứu, tìm ý tưởng
  • Quảng bá nội dung
  • Theo dõi hiệu suất
  • Quản lý lịch viết bài

Công cụ soạn thảo, xuất bản nội dung

Đầu tiên, bạn cần những công cụ, nền tảng giúp cho việc xuất bản nội dung trở nên dễ dàng & chuyên nghiệp. Vì những người làm content marketing hầu như không biết code.

Rất may mắn, công nghệ đã mang lại cho chúng ta nhiều món quà giúp cho công việc này trở nên dễ dàng, tiện lợi nhưng mạnh mẽ vô cùng.

GỢI Ý

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình 😍

WordPress.

Nói về nền tảng xuất bản nội dung thì WordPress luôn là số 1.

70% website trên toàn thế giới đều đang sử dụng mã nguồn này, vì vậy không có lý do gì bạn lại đi tìm 1 mã nguồn khác trong khi không phải là 1 chuyên gia code.

Nếu bạn chưa biết làm website, có con số 0 kiến thức về lập trình thì đừng lo, hướng dẫn này sẽ giúp bạn hoàn tất 1 trang web dễ dàng bằng nền tảng WordPress.

Bản thân mình cũng đang gõ những câu từ này trên WordPress & toàn bộ nội dung khác trên website của mình cũng vậy:

Nếu xét về soạn thảo, trình Editor của WordPress có bất cứ tính năng nào mà bạn mong muốn.

Ngoài ra, nếu cài thêm plugin Shortcode Ultimate, bạn có thể thêm rất nhiều yếu tố bổ sung cho nội dung,

Hoặc như mình đang dùng Thrivethemes nên có sẵn những shortcode này:

Chưa hết, với sự bổ trợ của hàng ngàn plugins hỗ trợ, bạn có thể tìm & sử dụng bất cứ công cụ hỗ trợ marketing nào để tăng sức mạnh cho website, không chỉ là content marketing.

Ladipage

Ladipage là một nền tảng giúp bạn tạo và thiết kế Landing Page chuyên nghiệp, đẹp mắt mà không cần biết gì về code. Chỉ cần kéo-thả & chỉnh sửa nội dung.

Với 1 landing page được tối ưu tốt, bạn có thể tăng được lượng khách hàng lớn.

Ladipage là sản phẩm đến từ team developer là người Việt Nam, đồng thời là những chuyên gia hàng đầu trong digital marketing nên sản phẩm luôn hướng tới cải thiện những yếu tố cần thiết nhất cho người kinh doanh, tiếp thị.

Nếu chưa biết mục đích của landing page là gì, bạn có thể đọc bài: Landing Page là gì

Fastone Capture & Monosnap

Link download:

Share key Faststone Capture:

  • User Name: Administrator
  • Registration Code: AXIQS-RCMRV-KCIFM-HCMFV

Trong các bài viết hướng dẫn (ví dụ hướng dẫn sử dụng phần mềm, tool), ảnh chụp màn hình là không thể thiếu.

Ví dụ đây là 1 ảnh chụp màn hình có mũi tên mà mình thường sử dụng:

Ảnh screenshot có công dụng làm rõ vấn đề đang nói đến, thể hiện tính chân thực, dễ hình dung trong tiềm thức người đọc.

2 công cụ mà mình dẫn link ở trên sẽ giúp bạn chụp màn hình & chỉnh sửa nhanh gọn. Mình dùng Faststone Capture cho window và Monosnap cho MacOS

Visually & Easelly

Trang chủ:

Não bộ con người luôn thích và dễ bị bắt mắt bởi những nội dung dễ đọc, dễ hiểu, mang tính chất visual marketing cao.

Bên cạnh việc sản xuất những bài viết chất lượng bằng câu chữ, bạn còn cần quan tâm đến việc tạo ra những hình thức nội dung khác lồng ghép trong bài để tăng tương tác người dùng.

Và theo thống kê từ các chuyên gia Digital Marketing thế giới, nội dung dạng Infographic đang là hình thức Visual Content đảm nhiệm đúng vai trò như vậy.

Ví dụ đây là 1 infographic về giảm cân được chia sẻ rất nhiều:

Nguồn: Dep.com.vn

Bạn có thể tạo ra content dạng này bằng việc thuê designer hoặc dễ dàng hơn nữa với sự hỗ trợ của 2 công cụ Visual.ly & Easel.ly

Ở mỗi tool đều có sẵn template miễn phí cho bạn lựa chọn và chỉnh sửa lại, thêm nội dung sau đó download về.

Cũng sẽ có những template cao cấp yêu cầu trả phí dành cho những bạn nào thích sự đầu tư kỹ lưỡng hơn.

Công cụ nghiên cứu nội dung, tìm ý tưởng, spy

Khâu chuẩn bị nguyên liệu để làm content như: Nghiên cứu tìm chủ đề, spy đối thủ luôn, tìm ý tưởng,… khá phức tạp & mất thời gian.

Đây là công đoạn trả lời cho câu hỏi: Nội dung bạn làm ra có “sử dụng” được & nó có thể mang về khách hàng hay không?

Vì vậy mình đầu tư khá nhiều vào các công cụ hỗ trợ các vấn đề này.

Keyword Planner

Viết nội dung mà không biết đang nhắm đến từ khóa gì và đối tượng độc giả nào thì đồng nghĩa với việc bạn đang làm việc theo cảm hứng.

Công cụ mình sử dụng nhiều để nghiên cứu từ khóa hoàn toàn miễn phí là: Keyword Planner

Với công cụ này, mình sẽ biết chính xác số lượng tìm kiếm mỗi tháng của từ khóa đó trên Google, xu hướng phát triển & tìm được vô vàn từ khóa liên quan, trong đó có longtail keywords & buyer keywords.

Dựa vào đó mình có các định hướng khác nhau tùy vào số liệu tìm được.

Tuy nhiên, để hiển thị đầy đủ số liệu của Google Keyword Planner, bạn cần tiêu 1 lượng ngân sách nhất định vào quảng cáo Google Ads. Điều này gây khó khăn cho những người làm website không chạy quảng cáo Google.

KWFinder

Nếu như Google Keyword Planner chỉ tập trung cho người chạy quảng Google Ads thì KWfinder lại ưu ái cho những người làm content marketing, SEO.

Đây là công cụ trả phí, tuy nhiên nó hoàn hảo & hoàn toàn xứng đáng với giá tiền. Sau thời gian sử dụng qua rất nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa thì mình dừng chân và trung thành với KWFinder.

Công cụ này cho phép bạn:

  • Kiểm tra chính xác lượng tìm kiếm hàng tháng của từng từ khóa.
  • Cung cấp những gợi ý từ khóa dài xoay quanh từ khóa chính điền vào.
  • Hiển thị đầy đủ các chỉ số cần quan tâm trong SEO và các thông tin về top 10 đang ranking từ khóa đó.
  • Tính toán mức độ khó tương đối của từng từ khóa khi SEO.

Bạn có thể xem video sau để xem hướng dẫn sử dụng:

Buzzsumo

Buzzsumo có thể nói là công cụ hỗ trợ content marketing siêu mạnh mẽ mà mình sử dụng thường xuyên phục vụ 3 mục đích:

  • Tìm ra và phân tích được những nội dung nào đang trends, viral, theo từ khóa ở khoảng thời gian nào đó.
  • Khám phá những Influencers trong thị trường để follow & tìm cách tạo dựng mối quan hệ.
  • Theo dõi những gì đề cập tới thương hiệu website của mình & đối thủ. Không chỉ giúp mình làm content tốt mà còn phục vụ các công việc quan trọng khác như link building chẳng hạn.

Mình đã có bài hướng dẫn chi tiết A-Z cách sử dụng Buzzsumo, bạn có thể xem & làm theo nhé.

Feedly

Khi phát triển website ở lĩnh vực nào, bạn sẽ luôn muốn có nhiều kiến thức chuyên sâu ở lĩnh vực đó.

Mặc dù có thể bạn sẽ thuê writer. Nhưng bạn là người định hướng website cũng như nội dung nên bắt buộc bạn phải hiểu được chuyên sâu các vấn đề trong ngách mà bạn làm.

Để theo dõi cập nhật tin tức, kiến thức trong một lĩnh vực nào đó, mình dùng Feedly. Mình tạo nhiều feed khác nhau cho mỗi lĩnh vực mình quan tâm.

cong-cu-ho-tro-content-marketing-feedly

Ở mỗi feed, mình add các website cần follow vào (Tức là mình phải biết website nào chất lượng để theo dõi)

Và như vậy hàng ngày, mình có thể bám sát được các update mới nhất từ các website trên chỉ trong 1  feed duy nhất.

cong-cu-ho-tro-content-marketing-feedly-2

Công cụ lan truyền, quảng bá nội dung.

Sau khi đã có ý tưởng tốt & khoa học, bạn đã có thể phát triển nội dung. Hoặc tốt nhất là thuê writer làm điều đó nếu kỹ năng viết của bạn không hay.

Nếu đã có được nội dung chất lượng, đã đến lúc bạn dùng những công cụ hỗ trợ truyền tải nội dung đến người dùng 1 cách tiện lợi hơn rất nhiều so với làm thủ công.

Blog2Social

Mỗi khi publish xong một bài viết mà phải đi share thủ công lên từng tài khoản social thì rất là phiền, vì vậy bạn cần sử dụng plugin auto share.

WordPress có vô số plugin miễn phí hỗ trợ bạn thiết lập kết nối với các tài khoản social và tự động chia sẻ hàng loạt mỗi khi có nội dung mới được public

cong-cu-ho-tro-content-marketing-social

Ngoài ra các nền tảng như IFTTT hay Buffer cũng cho phép bạn thiết lập quản lý auto share social với nhiều tính năng tiên tiến hơn, thường sử dụng ở quy mô lớn.

Addthis, Sumome

Trang chủ:

Đây là các công cụ giúp website của bạn có những nút like, share của các mạng xã hội phổ biến.

Khi người đọc thích thú với nội dung của bạn, họ sẽ muốn chia sẻ với người khác hoặc share lên MXH để lưu lại.

Bạn chỉ cần cài đặt & thiết lập hiển thi cho các công cụ này ở các vị trí thích hợp. Đây là 1 vài số liệu từ những công cụ này mà mình có được trên 1 site:

ActiveCampaign

ActiveCampaign là một nền tảng hỗ trợ email marketing mạnh mẽ, hiện đại với giao diện đẹp mắt, hỗ trợ cực nhiều tính năng cho người làm marketing.

Không dừng lại ở email marketing, ActiveCampaign với mong muốn trở thành hệ sinh thái giúp doanh nghiệp của bạn automation được tất cả công việc quảng bá nội dung thay vì chỉ dừng lại ở email marketing đơn thuần.

Với ActiveCampaign, sau khi đã hoàn thành xuất bản nội dung chất lượng, bạn sẽ thiết lập được các tính năng:

  • Gửi email quảng bá nội dung vào email list của bạn.
  • Dễ dàng phân tách các nhóm audience khác nhau để gửi đến họ những nội dung phù hợp.
  • Và còn rất nhiều tính năng khác hỗ trợ bạn trong việc tự động hóa quảng bá nội dung.

Công cụ theo dõi nội dung chất lượng đã xuất bản

Đầu tư công sức nhiều vào việc sản xuất & quảng bá nội dung chất lượng, bạn cần phải theo dõi kết quả của mình bỏ ra được đo lường bởi những con số.

Và giai đoạn cuối cùng này có 3 công cụ chính hỗ trợ tốt mình thường dùng là:

Google Analytics.

Bất kỳ Webmaster nào cũng phải cài đặt công cụ hỗ trợ miễn phí này của Google vào website.

Với Google Analytics, bạn dễ dàng quan sát được những thông số cơ bản như: Lượng traffic vào site, thời gian ở lại trung bình, lượng sessions, tỉ lệ bounce rate, online users trong thời gian thực,….

Và quan trọng hơn, bạn sẽ thấy được traffic vào site truy cập vào những nội dung nào nhiều nhất.

Nhờ những tính năng này, bạn dễ dàng tối ưu lại nội dung hoặc tiếp tục sử dụng những nội dung chủ đạo làm đòn bẩy cho những chiến dịch marketing tiếp theo.

Ngoài ra Google Analytic còn rất nhiều tính năng khác, đến nỗi xuất hiện nhiều khóa học về nó giúp bạn không chỉ biết sử dụng, mà còn sử dụng làm sao cho chất lượng, hiệu quả.

Google Search Console

Google Seach Console với tên gọi cũ là Google Webmaster Tool, công cụ miễn phí từ Google mà bất cứ người làm website hay webmaster nào cũng cần sử dụng.

Google Search Console cho phép bạn:

  • Theo dõi chính xác lưu lượng traffic hàng tháng được thống kê bởi data Google.
  • Phân tích traffic vào website thông qua những từ khóa gì.
  • Bài viết nào nhận được nhiều traffic nhất.
  • Các internal link, external link, backlinks của từng bài viết trong website.
  • Và giúp bạn thao tác được nhiều tác vụ khai báo, kháng cáo với Google khi website có vấn đề.

Bạn có thể truy cập link trên để xem hướng dẫn chi tiết từ mình, hoặc xem video sau:

Ahrefs

Ahrefs tích hợp rất nhiều công cụ khác bên trong, chủ yếu phục vụ cho mục đích SEO và website analyze

Vì là công cụ siêu mạnh mẽ & dường như không có đối thủ cạnh tranh, nên chi phí để duy trì công cụ này hàng tháng là không hề rẻ.

Vì vậy, để giảm thiểu chi phí – Bạn nên cân nhắc sử dụng chung tài khoản với người khác. Hoặc tham gia các hội mua chung.

Xét về content marketing, Ahrefs ngoài việc giúp bạn spy nội dung đang được xếp top của đối thủ, bạn nó còn giúp phân tích được website của chính bạn.

Tính năng Content Explorer sẽ giúp bạn biết được content của bạn đã được tương tác, chia sẻ như thế nào trên mạng xã hội.

Bạn cũng biết được content của bạn được chia sẻ đi những đâu, ai là người chia sẻ những nội dung đó.

Jetpacks

Jetpacks là plugin miễn phí của WordPress, cho phép bạn cài đặt, kết nối API key và thống kê tình trạng website, lưu lượng truy cập hàng ngày, tuần, tháng và năm.

Ngoài ra tương tự như Google Search Console, Jetpacks thống kê top những webpage nào trên site của bạn nhận được traffic nhiều nhất.

Đây là 1 blog quốc tế mới của mình:

Jetpack cũng có 1 số tính năng hỗ trợ khác như: Nút chia sẻ, bài viết liên quan, CDN, Lazy loading, comment, sitemap,…Tuy nhiên mình không bật những tính năng đó lên vì đã có những công cụ khác chuyên dụng hơn.

Công cụ quản lý lịch trình viết bài.

Nhóm công cụ cuối cùng mình muốn giới thiệu đến bạn sẽ được sử dụng vào việc quản lý lịch trình viết bài trong chiến dịch content marketing.

Nếu bạn quản lý một team thì nhóm công cụ này là không thể thiếu, còn nếu bạn là blogger cá nhân thì cũng có thể dùng nó để cải thiện hiệu suất viết blog của mình lên tầm cao mới.

Vì làm việc có kế hoạch bao giờ cũng tốt hơn.

CoSchedule

Nền tảng hoạt động tương tự như Slack, Trello. Tuy nhiên sẽ có gói miễn phí đơn giản dành cho cá nhân.

Công cụ này giúp bạn dễ dàng giao việc viết bài, theo dõi tiến độ xuất bản nội dung của từng cá nhân và xử lý công việc cho team chuyên nghiệp hơn bao giờ hết.

Google Calendar

Google gần như có đầy đủ app để phục vụ công việc cho bạn, trong đó có Google Calendar dùng để làm bất cứ công việc gì liên quan tới việc sắp xếp thời gian biểu.

Và khi làm content, bạn cũng có thể sử dụng công cụ này.

Đây là giao diện bạn đầu của Google Calendar, bạn có thể thêm bất cứ nội dung vào các khung giờ, đánh dấu bằng màu sắc để phân biệt.

Bên cạnh việc dùng Google Calendar để ghi nhớ thời gian cá nhân, bạn dễ dàng sử dụng nó cho lịch trình xuất bản nội dung và theo dõi, nhắc nhở bản thân bằng những cài đặt SMS, email. Tất cả đểu miễn phí.

Evernote

Evernote trước nay được biết đến như công cụ ghi chú cá nhân hiệu quả được đông đảo cộng đồng sử dụng.

Hiện nay với nhiều cập nhật, cùng mục đích phát triển thành một công cụ ứng dụng trong đời sống & công việc hàng ngày của mỗi cá nhân lẫn teamwork, Evernote có rất nhiều tính năng cũng template cho phép bạn:

  • Lưu trữ những nội dung, dữ liệu quan trọng trên internet để dành làm nguồn phát triển content.
  • Lên kế hoạch, add thành viên vào để làm trao đổi, bàn giao công việc cụ thể.
  • Vô số template mẫu phục vụ mọi hoạt động đời sống, công việc, giúp bạn dễ dàng triển khai lịch trình sản xuất content để bám sát và thực thi.

Tạm kết

Như vậy mình đã đi qua 18 công cụ hỗ trợ content marketing hiệu quả được phân nhóm theo mục đích sử dụng

Đây hầu như đều là những công cụ tiêu biểu nhất, có cộng đồng người sử dụng đông đảo. Vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm thấy hướng dẫn sử dụng trên Google.

Bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay hôm nay để làm content marketing chuyên nghiệp và dễ dàng hơn.

Nếu có công cụ nào hay, đừng quên chia sẻ cho mình & nhiều người khác ở dưới phần bình luận. Hoặc nếu có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngại ngần đặt câu hỏi nhé.

💬  Bình luận?

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan

Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Thế Khương

guest
17 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Nguyễn Thái Dương
Nguyễn Thái Dương

Cảm ơn Khương, mình rất mong được học hỏi nhiều hơn từ Khương. Một lần nữa cảm ơn Khương Rất nhiều.

Seven
Seven

Kiểm tra chính xác lượng tìm kiếm hàng tháng của từng từ khóa. Em thấy cái này chưa hợp lý lắm với KWFinder. Vì em thấy chỉ số search trả về rất là cao. Nhưng sử dụng Ahref chỉ số rất khác, ít hơn rất nhiều. Với lại trên thực tế bây giờ không thể xảy ra lượng tìm kiếm nhiều như thế được! Mong anh chia sẻ

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)
Reply to  Seven

Mọi công cụ chỉ là tương đối và mang tính tham khảo kể cả Ahref, nếu muốn biết chính xác thì chỉ có dùng keyword planner, vì nó là đứa con của google nên tính chính xác của nó là cao nhất rồi. Bạn chạy 1 vài chiến dịch tiêu 1 ít tiền thì nó sẽ hiển thị lượt tìm kiếm.

Long
Long

Cho em hỏi người mới làm Affiliate Marketing thì có nên mua luôn ahrefs ko ạ? Website của em mới lập và em đang tính chỉ mua Kwfinder để viết content đã rồi mới backlinks sau.
Anh/chị cho em lời khuyên với ạ!

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)
Reply to  Long

Chưa cần thiết mua ahrefs đâu bạn, thời gian đầu cứ làm nội dung tốt vào là đc.

khánh
khánh

“Rất may mắn, công nghệ đã mang lại cho chúng ta nhiều món quà giúp cho công việc này trở nên dễ dàng, tiện lợi nhưng không mạnh mẽ vô cùng.”

Em nghĩ anh nên sửa lại đoạn này.

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)
Reply to  khánh

Oke bạn, cảm ơn bạn vì đã phản hồi, mình sẽ sửa lại ^^

Khánh
Khánh

Anh ơi em muốn kinh doanh mặt hàng thời trang, theo anh thì nên tạo website dang blog hay
website dạng ecommerce thì hợp lý hơn anh nhỉ

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)
Reply to  Khánh

Chào bạn, dạng ecommerce thì hợp lý hơn bạn nha, nhưng nếu bạn thích thì kết hợp thêm mục blog nữa cũng được , viết về nội dung thời trang kéo thêm traffic.

huy nguyen
huy nguyen

Anh có thể chia sẻ một số nguồn groupbuy uy tín để mua ahrefs đc ko ạ???? Em cảm ơn

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)
Reply to  huy nguyen

Chào bạn, về vấn đề này bạn tìm các group trên facebook về SEO để hỏi hoặc rủ nhiều ng mua chung nhé

Hoàng Diệu Linh
Hoàng Diệu Linh

em có vào visual.ly mà tìm mãi ko biết các templace miễn phí ở đâu aj^^. a giúp e với

văn vẽ
văn vẽ

Faststone Capture trả phí à anh

văn vẽ
văn vẽ

Faststone Capture CÁI này cài ở đâu z

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Cách làm content marketing Facebook hiệu quả & ví dụ thực tiễn

9 công cụ check unique content, xem nội dung có sao chép hay độc nhất?

Cách phát triển nội dung cho website/blog mới nhanh chóng có traffic

Hướng dẫn thuê & làm việc với writers để có nội dung chất lượng