(Mới) Nhóm riêng trên Telegram dành cho các bạn đầu tư crypto. Tham gia tại đây.

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa với KWFinder và Google Keyword Planner


Bạn có gặp khó khăn khi triển khai SEO & chưa đạt được thành quả về thứ hạng như mong muốn?

Không cần đi đâu xa. Ngồi ở nhà và học SEO xu hướng 2021 - Bạn sẽ có hướng đi và cách làm chi tiết theo từng công đoạn

Làm SEO mà sai lầm thì không có kết quả, tệ hơn là bị Google phạt. Khóa học trên sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức khi làm SEO.

Trước khi đọc bài viết, bạn hãy xem video này:

Nếu bạn đang có ý định bắt đầu xây dựng website để “hút” khách hàng từ Google mà không biết nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ gặp bất lợi vô cùng.

Vì bạn chẳng biết nên xây dựng nội dung nào nhiều người quan tâm.

Và lời khuyên là, bạn nhất định phải biết thao tác này ngay từ đầu, lặp lại công việc này mỗi khi làm bất cứ 1 trang web mới nào.

Nếu không có từ khóa đúng và bộ từ khóa phù hợp để triển khai nội dung, website của bạn sẽ chỉ đầy ắp những content không thu hút được traffic, thậm chí 3-4 tháng trôi qua biểu đồ traffic của site vẫn rất lèo tèo.

Ở bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn dùng 2 công cụ: Google Keyword Planner & KW Finder để thực hiện công đoạn này 1 cách dễ dàng mà bất cứ ai cũng có thể làm theo. (1 công cụ miễn phí & 1 công cụ trả phí)

Cách truy cập Google Keyword Planner

Có nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa trả phí, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với 1 công cụ miễn phí từ Google là Keyword Planner.

Vì tính đơn giản nhưng hiệu quả cao, nên mình sẽ giúp bạn bắt đầu với Google Keyword Planner trước. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị:

  • Một tài khoản Gmail: Ai cũng có rồi, mục đích là để tạo tài khoản Google Ads
  • Một tài khoản Google Ads: Trên mạng có nhiều hướng dẫn về các setup 1 chiến dịch Google Ads (Tên trước đây là Adwords), nên mình không hướng dẫn nữa nhé.

Như vậy để sử dụng Keyword Planner, bạn cần có 1 tài khoản Google Ads, sau đó đi đến mục Tools => sẽ thấy công cụ này nằm ở đây:

GỢI Ý

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình 😍

Nếu không thấy, hãy tạo 1 chiến dịch Google Ads và add thẻ VISA vào nhé. Còn không thấy nữa mình nghĩ công cụ này đã chỉ dành cho những người chạy quảng cáo 1 thời gian :((

Keyword Planner ra đời nhằm giúp những nhà quảng cáo Google Ads có được những thông số những từ khóa mà họ đang muốn chạy quảng cáo như:

  • Lượng tìm kiếm, xu hướng tăng giảm
  • Giá thầu
  • Các từ khóa liên quan

Tuy nhiên với mục tiêu là 1 người phát triển website, thì mình và bạn đều có thể sử dụng công cụ này để lấy dữ liệu, và từ dữ liệu đó sẽ quyết định được nên xây dựng nội dung từ những từ khóa nào.

Bắt đầu tìm từ khóa với Keyword Planner

Để bắt đầu, hãy chọn tìm từ khóa ở ô bên trái:

nghien-cuu-tu-khoa-voi-keyword-planner-2

Sau đó, hãy nhập vào một từ khóa chính nào đó bạn muốn nghiên cứu. Chẳng hạn như, trang web bạn tạo ra là một site chuyên về lĩnh vực dịch vụ diệt chuột. Thì bạn hãy điền từ ‘diệt chuột' vào rồi nhấn bắt đầu.

nghien-cuu-tu-khoa-voi-keyword-planner-2 (1)

Bạn sẽ nhận lại được kết quả gồm 2 khu vực chính. Khu vực đầu tiên bạn cần quan tâm là kết quả những từ khóa mà Keyword Planner tìm được.

Bạn có thể lọc kết quả chỉ có những từ khóa phải có chính xác 1 từ hoặc cụm nào đó, như hình mình muốn từ khóa phải có chính xác từ “diệt chuột”, hoặc bạn cũng có thể lọc các từ khóa không chứa từ hoặc cụm từ nào đó.

Tính năng lọc rất quan trọng nên hãy cố gắng thao tác với nó nhé.

Với khu vực này, bạn sẽ tìm được từ khóa cùng với các dữ liệu của nó như:

  • Lượng tìm kiếm trung bình mỗi tháng
  • Biểu đồ tăng trường của từng từ khóa
  • Giá thầu bid quảng cáo (Chỉ quan tâm nếu bạn chạy Google Ads)

Mình có thể sắp xếp theo sự liên quan, hoặc như hình dưới này là lượng tìm kiếm từ cao tới thấp. Hãy nhấp chuột vào cột mà bạn muốn sắp xếp.

Lưu ý cột Competition là cạnh tranh quảng cáo Adword, KHÔNG PHẢI là cạnh tranh độ khó về SEO của từ khóa

Khu vực mà bạn cần quan tâm phía trên có dạng biểu đồ. Biểu đồ này biểu thị sự thay đổi (Tăng-giảm) của tổng từ khóa có ở khu vực bên dưới.

Có nghĩa là khi bạn lọc từ khóa theo mong muốn, thì biểu đồ này cũng sẽ thay đổi tương ứng với những kết quả từ khóa.

Dựa vào biểu đồ này, bạn sẽ biết được:

  • Tổng quan về ngách mà bạn đang làm có sự thay đổi nhiều hơn hay ít đi theo thời gian.
  • Tìm kiếm bằng mobile đang chiếm tỉ lệ như thế nào
  • Tỉ lệ tìm kiếm theo thiết bị
  • Tỉ lệ tìm kiếm theo vùng miền

Sàng lọc từ khóa theo các điều kiện

Keyword planner đưa ra rất nhiều ý tưởng từ khóa, không phải tất cả từ khóa trong số này đều được chọn để làm nội dung cho website. Mà bạn cần những nhận định riêng và sàng lọc lại nhóm kết quả này.

Bạn cần kết hợp những điều kiện sau:

  • Số lần tìm kiếm trung bình hàng tháng: Phải đủ lớn. Bạn không cần phải xây dựng những nội dung ít người quan tâm.
  • Sự tăng trưởng: Nhu cầu tìm từ khóa tăng, hoặc ổn định, hoặc nếu giảm nhưng không nhiều.,
  • Longtail Keywords: Nếu website của bạn mới, hãy ưu tiên những từ khóa dài có 4 từ trở lên để giảm sự cạnh tranh
  • Buyer keywords: Hãy ưu tiên xây dựng chất lượng cho những từ khóa “có ý định mua hàng”, vì những từ khóa này sẽ mang về nhiều khách hàng cho bạn.

Hãy có sự chọn lựa phù hợp với mục tiêu của bạn. Thật đáng mừng nếu bạn tìm được từ khóa có đủ cả 4 tiêu chí trên. Tuy nhiên ở nhiều ngách, bạn chỉ cần 3/4 tiêu chí là đã có thể làm, hãy ưu tiên tối đa cho longtail keywords và buyer keywords.

Phân tích từ khóa từ 1 đường link

Vừa rồi là chúng ta tự tìm từ khóa thông qua ý tưởng ban đầu nhập vào, giờ chúng ta hãy thử sử dụng Keyword Planner để phân tích từ khóa từ 1 đường link.

Đường link đó có thể là của đối thủ của bạn, hoặc bất cứ đường link nào bạn cần phân tích.

Với trường hợp này, công cụ này sẽ không chỉ rõ đối thủ đang có ranking bao nhiêu với từ khóa nào, tuy nhiên nó sẽ gợi ý cho bạn rất nhiều từ khóa liên quan cùng các thông số giá trị.

Bạn nhập tên miền hoặc URL nào đó trên site đối thủ vào tìm từ khóa, rồi chọn:

  • Toàn bộ website: Nếu bạn muốn phân tích toàn bộ trang web đối thủ
  • Chỉ trang này: Nếu bạn chỉ muốn nghiên cứu 1 đường link nào đó từ website của đối thủ.

Ví dụ mình đang muốn xem qua những từ khóa đang ranking của link https://www.dienmayxanh.com/noi-com-dien, vì mình đang làm một blog về review nồi cơm điện chẳng hạn.

https://www.dienmayxanh.com/noi-com-dien

Tương tự, bạn cũng có thể lọc những từ khóa chính xác về chủ đề hoặc sản phẩm đang muốn nghiên cứu, hoặc sắp xếp theo thứ tự mong muốn.

Và ở trên đó cũng có 1 biểu đồ tương tự như lúc nãy:

Cũng hãy dựa vào các ưu tiên tương tự như mình đã để cập để tìm ra những từ khóa phù hợp để bắt đầu xây dựng nội dung dựa vào những từ khóa đó.

Google Keyword Planner chỉ cho bạn biết từ khóa đó cạnh tranh về quảng cáo thấp hay cao vì đây là công cụ dành riêng cho các nhà quảng cáo.

Còn đối với SEO, nếu bạn muốn dùng 1 công cụ khác hỗ trợ nhiều chỉ số về độ cạnh tranh hơn nữa để giúp bạn đi đến kết quả cuối cùng rõ ràng hơn. Bạn cần tìm đến 1 thứ gì đó chuyên biệt.

Và KWfinder là 1 sự lựa chọn tối ưu.

KWFinder, sự lựa chọn “tối tân” hơn

Với Keyword Planner, bạn chỉ xem được lượng tìm kiếm từ khóa hàng tháng, mức độ thay đổi sự quan tâm và 1 số chỉ số khác.

Nó sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu từ khóa, cho bạn nhiều thông tin để biết nên phát triển nội dung tương ứng với từ khóa nào. Tuy nhiên xét cho cùng, đó vẫn chỉ là 1 công cụ chuyên dụng cho những người chạy quảng cáo Google (Google Ads).

Còn đối với 1 “dân chuyên” SEO, chúng ta cần nhiều hơn thế nữa. KWFinder là 1 sự lựa chọn hoàn hảo.

Với sứ mệnh là cung cấp một công cụ nghiên cứu từ khóa lý tưởng, KW Finder sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra những từ khóa dài (long tail keyword) có độ canh tranh thấp, lượng tìm kiếm hàng tháng cao cùng nhiều thông tin hữu ích khác cho người làm SEO.

Đặc biệt là các thông tin về độ khó từ khóa cùng độ khó của đối thủ, cùng nhiều chỉ số chuyên sâu khác.

nghien-cuu-tu-khoa-voi-kwfinder-1

Mình sẽ giúp bạn bắt đầu tìm hiểu về KWFinder và cách dùng nó trong công đoạn nghiên cứu từ khóa, tìm ra những từ khóa ngon để làm nội dung.

KWFinder có đắt không?

KWFinder hiện tại có 3 gói sử dụng, giá của nó sẽ dựa trên số lượt tìm kiếm từ khóa trong 1 ngày và sẽ reset lại lượt tìm kiếm sau 24 giờ.

Tức là bạn dùng nhiều (SEO chuyên nghiệp nhiều website) thì sẽ phải trả tiền nhiều hơn. Còn đối với những bạn mới bắt đầu, thì gói $30/tháng đã dư sức để dùng.

Hoặc lâu lâu bạn mới dùng tới thì bạn chỉ cần mua 1 tháng xong ngưng. Tranh thủ nghiên cứu tẹt ga tháng đó rồi hủy gia hạn, 1 thời gian dài sau nếu muốn dùng thì lại subscribe lại.

nghien-cuu-tu-khoa-voi-kwfinder-2

Hiện tại mình đang dùng gói Premium vì công việc làm website và affiliate đòi hỏi nghiên cứu từ khóa, check từ khóa khá nhiều. Tuy nhiên trước đó mình dùng gói basic trong thời gian khá lâu.

Và tất nhiên, bạn sẽ có thể dùng thử (test trước) với 1 vài lượt tìm kiếm.

KWfinder có thể giúp gì cho bạn?

Đầu tiên, giống như Keyword Planner, KWfinder sẽ cho phép bạn tra cứu từ khóa theo ngôn ngữ và vị trí quốc gia.

Về dữ liệu này, KWfinder trả về kết quả giống y chang Keyword Planner, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Việc cho phép nghiên cứu theo ngôn ngữ của KWfinder là ưu điểm khá lớn so với các tool nghiên cứu từ khóa khác. Vì chúng ta chủ yếu đang làm SEO tại thị trường Việt Nam.

Các tools khác không hỗ trợ, hoặc nếu có thì dữ liệu không đầy đủ cho lắm (Có tools chỉ hỗ trợ tiếng Việt không dấu)

nghien-cuu-tu-khoa-voi-kwfinder-3

Với KWFinder, bạn sẽ thoải mái tra cứu từ khóa tiếng Việt với đúng location là Việt Nam. Bạn lưu ý là kết quả SEO khi tìm kiếm từ khóa ở google.com.vn sẽ khác với google.com .

Tiếp theo, mạnh mẽ hơn rất nhiều so với Keyword Planner, KWfinder sẽ cung cấp nhiều data hữu ích xoay quanh từ khóa cần nghiên cứu.

Khi bạn nhập một từ khóa cần tra cứu vào, KWFinder hiện ra một giao diện rất nhiều thông tin để bạn mổ xẻ, phân tích từ khóa đó.

Ví dụ mình nhập từ “đồng hồ báo thức”, kết quả hiện ra 1 giao diện với rất nhiều thông số, dữ liệu khác nhau:

Bạn nhìn sang phần bên trái, chúng ta có 3 tabs để tìm hiểu về từ khóa này : Suggestions, Autocomplete Questions.

Mình sẽ chỉ nói về tab Suggestions. Tại thị trường Việt Nam, bạn chỉ cần sử dụng tốt tab này là đã dư từ khóa để làm nội dung cho site rồi.

Suggestions là nơi KWFinder hiển thị rất nhiều từ khóa liên quan đến từ khóa chính chúng ta nhập vào ban đầu cùng những thông tin về:

  • Lượng tìm kiếm hàng tháng
  • Xu hướng tìm kiếm
  • CPC: Giá chạy Adwords
  • PPC: Độ cạnh tranh Google Ads
  • Và 1 chỉ số khá quan trọng: KD (Keyword Dificullity)

Chỉ số KD được KWFinder tính toán dựa trên việc thu thập, so sánh và phân tích dữ liệu từ các chỉ số: DA, PA, TF cùng nhiều chỉ số khác trong SEO.

Khi bạn nhấn vào bất cứ từ khóa nào, bên phải giao diện sẽ hiển thị ra 1 bảng dữ liệu tương ứng với nhiều chỉ số khác liên quan tới độ khó của từ khóa:

Ngoài điểm độ khó & xu hướng tìm kiếm, ở bên dưới sẽ có danh sách 10 URL đang ranking trong top 10 cho từ khóa đó cùng các chỉ số SEO Metrics quan trọng của các URL này như: PA, DA, backlinks trỏ về để bạn có thể quyết định có khả năng ranking cho từ đó hay không.

Giống như kiểu nếu đối thủ của bạn quá “khủng” thì bạn nên né, còn nhắm có thể vượt qua họ thì ngại gì mà không “chiến”.

Thực hành nghiên cứu từ khóa bằng KWFinder

Mình vừa demo giới thiệu tất cả tính năng, thông số bạn nhìn thấy trên giao diện KWFinder khi nhập vào một từ khóa bất kì.

Tiếp theo chúng ta đi vào sử dụng tool hiệu quả để tìm được từ khóa ngon, phù hợp tiêu chí “có khả năng ranking, thu hút được traffic vào site”

Đầu tiên, khi nhập vào từ khóa ban đầu, mà chuyên môn gọi là seed keyword (Từ khóa hạt giống), bạn cần set up thêm bộ lọc để chỉ hiển thị các kết quả phù hợp yêu cầu.

Chẳng hạn seed keyword của mình là: “nồi cơm điện”

nghien-cuu-tu-khoa-voi-kwfinder-7

Bạn bấm vào Result Filter và set thông số lọc:

  • Search volume: Khuyến nghị những từ khóa có lượng search tối thiểu là 100/tháng. Vì rõ ràng chẳng ai muốn làm content cho những từ khóa ít người quan tâm cả.
  • KD: tối đa là 40, nếu cao hơn thì bạn phải là SEO-er cứng tay chút thì mới có thể chiến.
  • Number of words : Từ 3 – 10 (hoặc 4-10), chúng ta nhắm vào những từ khóa dài tiềm năng. Vì sao chọn longtail keywords chắc mình không cần nói thêm ở đây nữa.

Sau đó nhấn Set filter, KWFinder sẽ trả về bảng kết quả sau.

Bạn lưu ý nhớ click chuột vào mục Search Volume để sắp xếp lại lượng tìm kiếm từ cao đến thấp.

nghien-cuu-tu-khoa-voi-kwfinder-8

Với kết quả này, bạn chỉ cần cuộn chuột xem hết danh sách hiện ra, đến những từ khóa có lượng tìm kiếm chỉ tầm 100-500 nhưng đều là những buyer keyword chất lừ, dễ triển khai cho những bạn muốn kiếm traffic nhanh.

Ví dụ:

nghien-cuu-tu-khoa-voi-kwfinder-9

Như vậy, bạn chỉ cần bắt tay vào thực hành ngay với ngách đang muốn làm, chỉ lo bạn không đủ sức viết nội dung cho hay, không lo thiếu từ khóa ngon để triển khai nội dung. Nhất là thị trường Việt Nam độ cạnh tranh đang khá ít.

Mình khẳng định với những bạn bắt đầu làm SEO, còn lúng túng trong việc tự tìm các chỉ số trên để phân tích từ khóa thì KWFinder là sự lựa chọn không thể hoàn hảo hơn.

Checklist các yếu tố cần quan tâm

Mình sẽ checklist lại các yếu tố cần quan tâm nhất khi nghiên cứu từ khóa để chọn được từ khóa đúng

  • Lượng tìm kiếm hàng tháng: Tối thiểu là 100, nếu ít hơn 100, từ khóa đó có quá ít lượt quan tâm và việc xây dựng nội dung sẽ khá vô bổ mà chỉ tốn công.
  • Độ dài từ khóa: Nên tập trung bắt đầu với những từ khóa dài, thường là những cụm từ hoặc các câu hỏi xoay quanh từ khóa ngách chính. Độ dài từ 3 – 10 từ. (hoặc >10)
  • Buyer Keyword: Nếu bạn muốn có chuyển đổi cao, hãy tập trung vào những từ khóa “có ý định mua hàng”
  • Chỉ số độ khó của từ khóa : Tại thị trường VN, dưới 40 là có khả năng ranking cho những website mới.
  • Luôn kiểm tra thủ công top 10 của từ khóa đó có những ưu và khuyết điểm gì về mặt onpage, học hỏi các hay về nội dung họ đang xây dựng cho từ khóa đó, và cải thiện làm tốt hơn, mới hơn những cái họ chưa làm được ở bài viết về từ khóa đó.

Sử dụng KWfinder nâng cao hơn

(Chỉ dành riêng cho thành viên ưu đãi Special 2.0 – Đang cập nhật)

Tạm kết

Nghiên cứu từ khóa  là công việc mà bạn càng làm nhiều thì càng “lên tay” và trở nên “nhạy bén” trong việc nhận định 1 bộ từ khóa cần làm cho một ngách nào đó.

Lưu ý rằng, bất cứ công cụ nào đều sẽ hỗ trợ cho bạn, chứ không phải thay bạn ra quyết định. Quyết định đúng hay sai tất cả đều do bạn. Việc nghiên cứu từ khóa thành công mà nội dung của bạn không chất lượng thì sẽ luôn fail.

Khi cứng tay hơn, bạn có thể chọn những từ khóa có hàng ngàn lượng tìm kiếm và đưa website của bạn lên 1 tầm cao mới. Những bài viết tập trung cho những từ khóa ít lượt tìm kiếm lúc này sẽ là những nội dung bổ trợ vô cùng tốt.

Nếu có khó khăn hay thắc mắc gì trong quá trình nghiên cứu từ khóa cho website, hãy để lại bình luận bên dưới mình sẽ hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

💬  Bình luận?

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan

Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Thế Khương

guest
193 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Anh Tran
Anh Tran

chào bạn, mình thử dùng keyword planning nhưng sao giao diện mình nhận được khác với cái bạn hướng dẫn
Mình không thấy được phần biểu đồ và phần average monthly search cũng ko thể hiện cụ thể con số

Khôi Trịnh
Editor
Reply to  Anh Tran

Bài này team mình viết lâu rồi bạn, thời gian tới sẽ update lại theo giao diện mới của tool nha

Lê Trọng Nhân
Lê Trọng Nhân

Chào anh.
Anh có thể cho biết giữa KWFinder và keywordtool.io, thì mình nên xài cái nào ạ?
Anh suggest giúp em các group mua chung SEO tools (Ahrefs, KWFinder) được không ạ?
Em cảm ơn ạ.

Việt Đức
Việt Đức

Vấn đề này tụi mình chưa dùng keywordtool.io nên không recommend được nên dùng cái nào hơn, group mua chung cũng thế bạn à.

Hai Nam
Hai Nam

Bạn ơi bạn có thể review thêm công cụ từ khóa – keyword planner phiên bản Việt https://keywordplanner.vn
Cảm ơn bạn nhiều

Việt Đức
Việt Đức
Reply to  Hai Nam

Cái này tụi mình không dùng nên chưa review được bạn.

Lê huy khiên
Lê huy khiên

Khi sử dụng em thấy có khá nhiều từ khoá có dấu
Từ khoá không dấu thì rất tiềm năng
Nhưng khi thêm dấu vào thì độ cạnh tranh, độ khó,… Tăng lên
Vậy có nên seo từ khoá không dấu ko ạ.
Có cách nào cùng 1 content seo đc cả 2 từ khoá có dấu và không dấu ko ạ

Khôi Trịnh (Support)
Khôi Trịnh (Support)
Reply to  Lê huy khiên

Ở phía dưới mỗi bài viết thay vì bạn khai 1 key chính, thì bạn khai thêm những key phụ bao gồm cả: không dấu và sai chính tả mà bạn đã research trước đó. Khi Google index thì nó sẽ hiểu và index luôn những từ khóa đó cho bạn.

nguyễn quang hòa
nguyễn quang hòa

Hiện tại mình đang muốn làm một website bằng WordPress, mình đã làm hoàn thiện bên locashot và mình muốn up lên mạng thì mình nên mua miền và sử dụng hosting như thế nào? Mình cảm ơn!!!

Việt Đức
Việt Đức

Bạn xem hướng dẫn ở đây : https://kiemtiencenter.com/huong-dan-mua-hosting/ . Ở đây cũng có nhiều bài viết mình nghĩ bạn nên tham khảo : https://kiemtiencenter.com/wordpress/

Van Tan
Van Tan

Cho mình hỏi: Trong URL đang ranking trong top 10 nhìn vào đâu để biết đc độ khó của đối thủ, mà 1 web mới có thể vượt qua?

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)
Reply to  Van Tan

Bạn phải phân tích nhiều chỉ số của 1 domain- đặc biệt là DA ( domain authority) và traffic nhưng quan trọng nhất bạn phải xem thử cái từ khóa mà bạn định viết bài đối thủ họ có đang SEO cho từ đó không bằng cách nhìn vào URL.
Nếu họ SEO cho key đó thì họ phải tối ưu URL theo key.

Van Tan
Van Tan

Mình chọn vào 1 từ khoá liên quan trong số rất nhiều từ khoá liên quan, nhìn sang bên phải, dưới biểu đồ thì hiện danh sách các url, thì các url đó đều đang đc đối thủ seo theo key đó đúng k b?
Ý mình là cụ thể chỉ số nào trong các chỉ số DA, PA, LPS…cua đối thủ và nó trên bao nhiêu thì coi là khó?
Ban đầu mình nghĩ là cái LPS( Link profile strength) quyết định độ khó của nó!

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)
Reply to  Van Tan

– Nếu bạn nghiên cứu với kwfinder thì họ có hiển thị độ khó dễ luốn đấy bạn.
– Bạn không cần quan tâm gì hết, bạn chỉ cần kiểm tra xem những website kia có đang tối ưu từ khóa ở url, tiêu đề, thẻ mô tả hay k ? nếu có tức là họ đang SEO và nếu họ đã mạnh rồi và còn SEO cho key đó nữa thì đối với website mới như bạn nó là khó và cần thời gian để SEO bằng họ.

Van Tan
Van Tan

Với các chỉ số đó,Có con số cụ thể là trên bao nhiêu để mk nhìn vào đó biết là nó khó k bạn?

Van Tan
Van Tan
Reply to  Van Tan

Muốn Kiểm tra xem những website kia có đang tối ưu từ khóa ở url, tiêu đề, thẻ mô tả hay k hay nó có đang SEO cho key đó hay không thì làm ntn bạn?

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)
Reply to  Van Tan

Tiêu đề, url, mô tả – 3 phần này nó hiển thị rõ trên google khi bạn tìm kiếm.

hoàng anh
hoàng anh

em dự định sẽ tạo một trang web review sách văn học, em cũng sẽ làm affiliate marketing luôn.
Cho em hỏi hướng đi em đang làm có phải là ngách ko ạ?và em nên triển khai những loại từ khóa ntn để bắt đầu ạ?

Tấn Trực (Support)
Tấn Trực (Support)
Reply to  hoàng anh

Chào bạn, sách văn học là 1 ngách trong thị trường ngách. Hướng làm của bạn khá ổn rồi, bạn cứ review, phát triển website và làm affiliate sách luôn nhé bạn. Về từ khóa thì bạn tham khảo hướng dẫn cụ thể ở https://kiemtiencenter.com/nghien-cuu-tu-khoa-va-cac-cong-doan/ nhé

Chu Nguyên Vinh
Chu Nguyên Vinh

Chào Cris. Bạn cho mình hỏi mình đang kiếm từ khóa trên KWFINDER. Theo checklist bạn liệt kê các yếu tố cần quan tâm. Một số từ khóa mình đã tìm và đạt được các yếu tố cần quan tâm. Riêng chỉ số KD không thể hiện trong bảng phân tích từ khóa. Vậy theo bạn những từ khóa không thể hiện chỉ số KD mình cho nên chọn cho việc viết bài hay không? Cảm ơn bạn.

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)

Chào bạn, bạn phải tìm được chỉ số KD để quyết định có viết bài hay SEO cho từ khóa đó hay ko. Chỉ số KD luôn thể hiện nhé, không thể hiện là vì bạn dùng bản free bị giới hạn tính năng thôi.

Chu Nguyên Vinh
Chu Nguyên Vinh

Tks for your prompt feedback !

tiến
tiến

cho e hỏi là sử dụng kwfinder 1 tháng hết 30đô hay là 30 ngàn đồng vậy anh

Việt Đức
Việt Đức
Reply to  tiến

30 usd nha bạn .

Dat Nguyen
Dat Nguyen

Những từ khóa bình thường thì lượt tìm kiếm khá ổn, khi thêm buyer keyword vào như “tốt”, “tốt nhất” thì lượt tìm kiếm lẹt đẹt quá dưới 100 không biết có nên làm không nũa.

Phúc Lợi (Support)
Phúc Lợi (Support)
Reply to  Dat Nguyen

Tìm thêm đi bạn, tùy sản phẩm k phải lúc nào bkw cũng chỉ có mỗi “tốt”hay “tốt nhất” – nếu buyer keyword lượt tìm kiếm vẫn thấp thì tìm sản phẩm khác, tìm nhiều ngách lên – 5-10 ngách rồi reseach chọn ra 1-2 ngách bạn thấy ổn nhất.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

E-A-T có thật sự là yếu tố giúp tăng thứ hạng trong SEO?

Link Building toàn tập: Giúp bạn làm SEO Offpage giỏi hơn!

(Kỹ thuật) SEO hình ảnh hiệu quả tăng traffic từ Google & hỗ trợ SEO Onpage

(Tản mạn) Tại sai cần phải nghiên cứu từ khóa khi làm SEO?