(Mới) Nhóm riêng trên Telegram dành cho các bạn đầu tư crypto. Tham gia tại đây.

TOP 10 công cụ Page Builder tốt nhất cho WordPress & lời khuyên lựa chọn


Tips: Nếu như bạn là người mới, hoặc chưa thành thạo Wordpress. Bạn nên tìm đến khóa học bài bản về Wordpress để có lộ trình từng bước vững chắc =>  7 giờ học Wordpress


Page Builder là gì?

Page Builder là các plugins giúp bạn tạo trang với các thao tác kéo thả đơn giản, tùy chỉnh giao diện theo ý muốn mà không cần phải biết về code.

Sử dụng Page Builder khó không? Không, tất cả plugin đều đã được tối ưu đơn giản hết sức có thể để ai cũng có thể làm quen và sử dụng được.

Với các Page Builder trước đây thì đơn thuần bạn chỉ có thể thiết kế và tùy chỉnh các bài viết hoặc trang trên website, còn hỗ trợ rộng hơn như ở header, footer, page woocommerce … thì cần phải sử dụng Theme Builder.

Tuy nhiên, đa số những plugin Page Builder hiện nay đều đã hỗ trợ tốt luôn cả những tính năng của Theme Builder, và cái tên hàng đầu hiện nay phải kể đến là Elementor.

Ngoài ra, còn nhiều plugin khác mà trong bài viết này mình sẽ chia sẻ đến bạn. Tùy vào nhu cầu của bạn thế nào mà có được sự lựa chọn phù hợp.

Lưu ý: Đây là danh sách được sắp xếp ngẫu nhiên, nên không dựa vào vị trí để đánh giá chất lượng của 1 plugin

7 tiêu chí đánh giá chất lượng 1 Page Builder

Trước khi đi vào 10 plugins dưới đây thì bạn cần phải nắm được về 7 tiêu chí đánh giá 1 plugin Page Builder chất lượng như:

  • Trình tạo trang nhanh chóng và đơn giản với những thao tác kéo thả
  • Hỗ trợ việc tùy chỉnh giao diện trên thiết bị mobile
  • Nhiều mẫu đa dạng, bạn có thể tùy chỉnh nó một cách dễ dàng và xem được thay đổi theo real time.
  • Hỗ trợ chỉnh sửa backend và frontend
  • Plugin phải hỗ trợ và tương thích với mọi theme trên WordPress
  • Tương thích với trình editor mặc định trên WordPress (Gutenberg)
  • Hỗ trợ các tính năng của Theme Builder

Tuy nhiên, rất ít plugin có thể “cân nổi” mọi tiêu chí trên, còn lại đa số các plugin họ chỉ tập trung vào 1 hoặc 1 vài tính năng chính nhưng vẫn đáp ứng được những tính năng cơ bản cần có của 1 Page Builder.

1/ Thrive Architect

Truy cập vào Thrive Architect

page builder với thrvie architect

GỢI Ý

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình 😍

Đây là 1 trong 25 plugin mà mình đang sử dụng trên blog kiemtiencenter và là trình tạo trang kéo thả phổ biến trên WordPress.

Ưu điểm:

  • Tích hợp nhiều mẫu landing page đa dạng
  • Giao diện thân thiện trên thiết bị mobile, dễ làm quen và sử dụng trong thời gian ngắn
  • Thao tác, tính năng kéo thả và tủy chỉnh giao diện đa dạng
  • Building Blocks trên Thrive mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao

Nhược điểm:

  • Giá thành khá cao, thanh toán theo năm và có giới hạn trong việc cài đặt và kích hoạt lisence trên website
  • Không có nhiều tính năng như các plugin Page Builder khác.

Chi phí: $19/tháng – thanh toán theo năm $228 và giới hạn kích hoạt trên 25 website

2/ Live Composer

Truy cập vào Live Composer

Tạo page builder với live composer

Đây là pluign Page Builder trên WordPress mà bạn có thể sử dụng từ phiên bản miễn phí với những tính năng cơ bản đến bản trả phí cho những tính năng cao hơn.

Ưu điểm:

  • Tính năng kéo thả đơn giản, dễ làm quen và sử dụng
  • Có thể chỉnh sửa cả header/footer
  • Tương thích với trình editor mặc định của WordPress (Gutenberg editor)
  • Có thêm các tính năng của 1 website bán hàng như trang sản phẩm, thanh toán, khách hàng …
  • Giao diện thân thiện trên thiết bị di động
  • Chi phí cho phiên bản mở rộng (có phí) không quá cao, gói cao nhất bạn sẽ được kích hoạt không giới hạn số lượng website

Nhược điểm:

  • Khi sử dụng phiên bản miễn phí đôi khi sẽ xảy ra lỗi và bạn sẽ gặp cả quảng cáo trong quá trình sử dụng

Theo mình với phiên bản miễn phí bạn đã có thể sử dụng được những tính năng cần thiết như kéo thả, xem bản chỉnh sửa real time, hỗ trợ thiết kế giao diện trên mọi thiết bị, ngoài ra còn cho bạn sử dụng đến 40 widgets khác nhau.

Chi phí: Nếu bạn muốn mở rộng tính năng hơn thì có thể nâng cấp với mức phí mỗi năm từ $49/site, $79/5 sites và $99 không giới hạn lượt kích hoạt site

3/ Elementor

Truy cập vào Elementor

Với hơn 5 triệu lượt kích hoạt thì cho đến thời điểm hiện tại Elementor được đánh giá là plugin tốt nhất cho những ai đang tìm kiếm 1 trình tạo trang (page builder) chất lượng.

Hiện tại Elementor bạn có thể lựa chọn sử dụng phiên bản miễn phí hoặc trả phí.

Nhưng bản Elementor Pro (trả phí) được đánh giá rất cao và được xem như là plugin có được mọi tính năng có thể xây dựng website từ A-Z.

Ưu điểm (mình đề cấp đến bản trả phí):

  • Có rất nhiều modules và templates đẹp và liên tục được cập nhật và cho ra mắt
  • Không ngốn tài nguyên quá nhiều, dù cho bạn thiết kế Page bao nhiêu tính năng đi chăng nữa vẫn sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang
  • Tương thích gần như mọi giao diện hiện nay trên WordPress
  • Tương thích với trình soạn thảo mặc định wordpress
  • Hỗ trợ tùy biến header, footer, woocommerce (bạn sẽ có được mọi tính năn của 1 website bán hàng)
  • Giao diện được thiết kế thân thiện với mọi thiết bị
  • Vô vàn widgets mà bạn tha hồ sử dụng (tùy gói pro)
  • Bạn sẽ được hỗ trợ và update liên tục trong vòng 1 năm (thời gian mà bạn gia hạn gói)

Tóm lại về mặt ưu điểm thì rất nhiều và như mình đã đang sử dụng trên những site khác thì plugin này chưa thấy được nhược điểm nào để có thể được liệt kê ra ở đây.

Có chăng chỉ là bạn phải trả phí mới có thể tận dụng được hết sức mạnh của plugin Page Builder này thôi.

Chi phí: Với 1 năm sử dụng Elementor Pro sẽ có giá $49/site, $99/3 sites, $199/1000 sites

4/ Site Origin

Truy cập vào Site Origin

page builder với site origin

Tiếp theo vẫn là plugin Page Builder bạn có thể sử dụng miễn phí với hơn 1 triệu lượt tải & kích hoạt cho đến thời điểm hiện tại.

Điểm khác biệt so với số đông còn lại là bạn sẽ tạo page bằng cách kéo thả các widget (thậm chí là widgets từ các plugin khác).

Ưu điểm:

  • Sử dụng miễn phí
  • Bạn có thể sáng tạo thêm với CSS
  • Cho phép bạn sử dụng widgets của các plugin khác
  • Bạn có thể thay đổi giao diện thương xuyên mà không cần phải lo về việc không tương thích với plugin
  • Nhẹ, giao diện chuẩn SEO, dễ làm quen và thao tác

Nhược điểm:

  • Việc chỉnh sửa trực tiếp trên giao diện mặc định của wordpress không đa năng như trên các plugin khác
  • Không hỗ trợ chỉnh sửa frontend
  • Khá ít widget

Chi phí: $29/site, $49/5 sites & $99 không giới hạn lượt kích hoạt

5/ Beaver Builder

Truy cập vào Beaver Builder

Đây được đánh giá là plugin Page Builder dễ sử dụng nhất trong phần đông còn lại. Khi sử dụng Beaver Builder bạn sẽ thao tác kéo thả trên trực tiếp frontend wordpress mà không cần phải có kiến thức về lập trình.

Bạn có thể tham khảo qua bản demo được build trên Beaver

Ưu điểm:

  • Có bản miễn phí
  • Cung cấp nhiều modules khác nhau
  • Có sẵn hơn 30 mẫu content và landing page
  • Thao tác dễ làm quen và sử dụng
  • Tương thích với đa số loại theme hiện nay trên wordpress
  • Không chiếm nhiều tài nguyên hosting
  • Giao diện thân thiện với mọi thiết bị & chuẩn SEO
  • Tương thích với trình chỉnh sửa mặc định của WordPress

Nhược điểm:

  • Giá thành khá cao

Chi phí: Giá từ $99 cho phiên bản không giới hạn site kích hoạt

6/ SeedProd

Truy cập vào SeedProd

Tiếp theo là plugin Page Builder đang được đánh giá khác tích cực với hơn 1 triệu lượt tải & kích hoạt trên wordpress.

Ưu điểm phiên bản free:

  • Có phiên bản miễn phí (nhưng bị giới hạn tính năng)
  • Tương thích với mọi giao diện hiện nay trên wordpress
  • Có thể tạo và thiết kế trang bán hàng
  • Có nhiều mẫu trang đích có sẵn để bạn có thể lựa chọn và tùy biến
  • Giao diện thân thiện trên mọi thiết bị
  • Tích hợp thêm nhiều plugin wordpress khác để hỗ trợ thêm cho SeedProd (như BuddyPress)
  • Có thể tùy chỉnh HTML, CSS

Ưu điểm phiên bản trả phí:

  • Hơn 100 mẫu landingpage có phần chuyên nghiệp và đẹp hơn
  • Có thể quản lý được người đăng ký
  • Tích hợp thêm nhiều plugin khác hỗ trợ như: Mailchimp, Active Campaign, Getresponse, Converkit …
  • Có thêm các tính năng bảo mật và chống spam
  • Thêm nhiều block chuyên nghiệp hơn như social, điều hướng, ranking, icon, share …

Còn về nhược điểm thì chắc chỉ có việc là giá thành hơi cao so với những plugin khác, nhưng nếu bạn không có điều kiện về kinh tế cũng như sử dụng hết các tính năng thì sử dụng bản free cũng đã đủ.

Chi phí: Từ $39.5/năm (1 site) và cao nhất là $179.7/năm (không giới hạn)

7/ Page Builder Gutenberg Blocks – CoBlocks

Truy cập vào CoBlocks

CoBlocks là plugin được phát triển bởi GoDaddy, giúp bạn tạo Page theo blocks là chính, không những thế mà bạn còn có thể thiết kế toàn bộ website chỉ với trình editor worpress mới này.

Ưu điểm:

  • Sử dụng miễn phí
  • Đa dạng các blocks khác nhau
  • Thao tác kéo thả đơn giản, dễ làm quen và sử dụng trong thời gian ngắn
  • Luôn hỗ trợ, lắng nghe ý kiến từ người dùng và mang đến những update chất lượng nhất

Nhược điểm:

  • Khá kén giao diện, nhiều giao diện không tương thích rất dễ dẫn đến vỡ UI
  • Một vài tệp HTML CSS có thể làm chậm tốc độ load page, nhưng không đáng kể

Chi phí: Miễn Phí

8/ Visual Composer

Truy cập vào Visual Composer

page builder với plugin visual composer

Visual Composer là plugin Page Builer phổ biến tiếp theo mà mình muốn chia sẻ. Giao diện dễ làm quen và thao tác giúp bạn dễ dàng thiết kế và tùy chỉnh được các Page trên site.

Ưu điểm:

  • Tương thích với mọi giao diện hiện nay trên WordPress
  • Giao diện thân thiện trên các thiết bị hiện nay, kể cả mobile
  • Bạn có thể chỉnh sửa được header, footer và cả widget trên giao diện wordpress
  • Có sẵn những mẫu nội dung, landing page chuyên nghiệp
  • Hỗ trợ Google Fonts
  • Có hỗ trợ các tính năng thiết kế cần thiết của 1 website bán hàng
  • Tích hợp nhiều kho ảnh chất lượng hiện nay để bạn có thể lấy và sử dụng
  • Có thể tùy chỉnh HTML CSS

Nhược điểm: bản free hạn chế khá nhiều tính năng, bắt buộc bản phải trả phí để có được những tính năng xịn sò hơn

Chi phí: Từ $49/1 site cho 1 năm sử dụng cho đến $349/1000 sites cho 1 năm sử dụng

9/ Themify Builder

Truy cập vào Themify Builder

Kế cuối trong danh sách 10 công cụ Page Bulder tốt nhất hiện nay trên WordPress sẽ là Themify Builder, trình tạo trang miễn phí chỉ với thao tác kéo thả đơn giản, được phát triển bởi công ty nổi tiếng Themify.

Ưu điểm:

  • Có bản sử dụng miễn phí nhưng sẽ bị giới hạn tính năng
  • Cung cấp hơn 40 giao diện mẫu, việc của bạn là lựa chọn và tùy chỉnh lại cho phù hợp
  • Có thể sao chép modules từ trang này sang trang khác
  • Có thêm tiện ích Maps Pro
  • Hỗ trợ thêm những tiện ích như woocommerce, slider pro, contact, bar chart & progress bar

Nhược điểm:

  • Những tính năng mà bạn phải trả phí để sử dụng trên Themify Builder bạn có thể sử dụng miễn phí ở những plugin Page Builder khác.
  • Khó sử dụng và thao tác

Chi phí: Miễn phí cho đến $39 với những tính năng cao hơn

10/ Divi

Truy cập vào Divi Builder

Divi là plugin tạo trang phổ biến được phát triển bởi Elegant Themes. Vẫn là tiêu chí của Page Builer cần có, đó là: kéo – thả dễ làm quen và sử dụng.

Ưu điểm:

  • Có sẵn hơn 20 mẫu giao diện có sẵn, bạn có thể lựa chọn và tùy biến lại theo ý
  • Hỗ trợ chỉnh sửa fontend, backend
  • Có 46 modunles khác nhau
  • Có thể tùy chỉnh CSS
  • Hỗ trợ tùy biến cho những người dùng chuyên nghiệp

Nhược điểm:

  • Có thể xảy ra tình trạng xung đột với các theme hoặc plugin khác, gây ra tình trạng load page chậm
  • Người mới khó làm quen và sử dụng

Chi phí: Từ $89/năm không giới hạn website kích hoạt

Kết luận

Trên đây là 10 công cụ Page Builder tốt nhất cho WordPress mà bạn có thể tham khảo lựa chọn dựa vào ưu và nhược điểm.

Chúc bạn chọn được công cụ phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào có thể để lại bình luận phía dưới bài viết, mình sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.

💬  Bình luận?

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan

Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Thế Khương

guest
2 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Ngoc Tran
Ngoc Tran

Cảm ơn Mr. Khương đã chia sẻ, xin cho mình hỏi là người hoàn toàn mới như mình nên bắt đầu với page builder là Elementor là phù hợp nhất phải không?

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Hướng dẫn cài SSL trên Cloudflare cho website WordPress

XML Sitemap là gì ? Hướng dẫn tạo Sitemap trên WordPress

Hướng dẫn cài đặt giao diện (theme) cho website sử dụng WordPress

Hướng dẫn làm website miễn phí bằng WordPress (free domain & hosting)