(Mới) Nhóm riêng trên Telegram dành cho các bạn đầu tư crypto. Tham gia tại đây.

Bán hàng bằng video: Xu hướng & hướng dẫn cách làm hiệu quả


Nếu bạn muốn kinh doanh mà không có vốn (hoặc ít vốn) thì nên tìm đến mô hình Dropship (Một mô hình vô cùng tiềm năng mà nhiều người đang làm)

Bạn có thể bán hàng hóa/dịch vụ của nhiều thương hiệu khác mà không cần phải nhập hàng. Thậm chí từ Alibaba, 1688 hay Taobao.

Kinh doanh online & bán hàng trên mạng hiện nay đã là những cụm từ & xu thế kiếm tiền phổ biến với mọi người.

Như mình đã từng nói, trong vài năm tới khi người người nhà nhà đều biết đến bán hàng online thì sự cạnh tranh & đào thải sẽ ngày càng gay gắt hơn, lúc này bắt buộc bạn phải là người biết sáng tạo & cập nhật xu thế trong việc tiếp cận khách hàng.

Nếu như trước đây việc bán hàng khá đơn giản với hình thức sử dụng những banner hay post bài giới thiệu sản phẩm để thu hút khách hàng thì ở thời điểm hiện tại, khách hàng đã thông minh hơn & khó tính hơn trong việc ra quyết định mua một món đồ nào đó.

Với riêng thị trường VN, có một sự thật là bán hàng bằng video sẽ hiệu quả hơn những phương thức bán hàng khác, khi mà xu hướng người dùng ngày càng “thích xem” và “lười đọc”, chưa kể với video bạn có thể sẽ lấy lòng được những vị khách “khó tính”.

Một vài ưu thế của bán hàng bằng video so với nội dung dạng chữ thông thường là:

  • Tạo được sự tin tưởng cho khách hàng (Người thật, mặt thật, việc thật)
  • Khả năng reach cao, tiết kiệm chi phí quảng cáo.
  • Tạo được sự tương tác cao với audiences
  • Có tính viral, dễ phát triển thương hiệu.

Trong phạm vi bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho bạn bán hàng bằng video để tạo được sự khác biệt trong kinh doanh online.

Nghiên cứu insight khách hàng

Bán hàng bằng video không còn là một cái gì đó quá mới mẻ, không thể nào mà bạn có thể quay một video và up lên Youtube mà không có một kế hoạch cụ thể nào cả.

Dưới đây là nhu cầu của người dùng đối với 1 vấn đề phổ biến trên Youtube:

nhu-cau.jpg

Những con số này nói lên việc người dùng rất quan tâm những hướng dẫn hoặc phương pháp giải quyết vấn đề của họ bằng video.

GỢI Ý

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình 😍

Chính vì vậy việc bán hàng bằng video sẽ rất hiệu quả nếu bạn biết cách khai thác, và hơn nhau giữa những người bán hàng là ở việc nghiên cứu insight khách hàng.

Có thể nhiều bạn nghĩ insight khách hàng là một cái gì đó cao siêu và khó mà có thể biết được khách hàng thật sự muốn gì, và tìm kiếm họ như thế nào.

Bạn có thể tự tưởng tượng ra chân dung khách hàng mà bạn muốn nhắm đến.

Ví dụ: Nam – Nữ độ tuổi từ 25-40 sống ở các thành phố lớn quan tâm đến Iphone 11.

Theo đó là kết hợp với các công cụ tìm kiếm hỗ trợ bạn trong việc nghiên cứu insight khách hàng như:

Google trends

Truy cập tại: https://trends.google.com.vn/trends/

Đây là công cụ đã quá quen thuộc với các bạn làm sáng tạo nội dung, ngoài ra còn sẽ giúp các bạn nắm được đối tượng khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm đang ở đâu.

Facebook Audience Insight

Facebook Audience Insight sẽ giúp bạn có thể nắm bắt được thông tin về đặc điểm nhân khẩu học (độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính …) hay thậm chí là hành vi của người dùng trên Facebook.

Ngoài ra bạn còn có thể khám phá được những người đã like Fanpage của bạn, tìm hiểu khách hàng của đối thủ, từ đó có thể đưa lên chiến lược làm nội dung bán hàng video chất lượng hơn.

Google Analytics

Công cụ này cho phép bạn thống kê được lượng traffic vào website của mình. Thông qua công cụ này bạn có thể nắm được nhân khẩu học, sở thích, địa lý, hành vi,… Đây sẽ là công cụ hữu ích sẽ giúp cho bạn về nghiên cứu insight khách hàng.

Xác định thông điệp & lên kịch bản video

Thông điệp

Khi bạn đã có cho mình insight khách hàng thì việc tiếp theo bạn cần làm là lên kịch bản cho video.

Nhưng trước khi có một kịch bản hoàn chỉnh thì bạn cần xác định rõ thông điệp video mà bạn muốn đem đến cho người xem, bởi vì một video chỉ chăm chăm vào giới thiệu và bán hàng sẽ làm người xem rất khó chịu, và họ sẽ out nhanh vì họ không muốn “là con mồi của bạn”.

Một ví dụ điển hình như Youtuber “Giang ơi” giới thiệu sản phẩm son môi bằng việc ra video mẹo vặt.

Có thể người xem sẽ biết ý đồ là bán hàng nhưng vẫn bị thuyết phục bởi cách làm quá khéo léo khi gửi đến cho người xem thông điệp thuyết phục.

Kịch bản video

Kịch bản là khâu tiếp theo mà bạn cần lưu ý, vì mọi nội dung trong video nếu không theo một kịch bản nào sẽ làm mọi thứ thiếu đi sự chuyên nghiệp và sự tự nhiên vốn có của nó, và người xem sẽ có cảm giác như bạn đang cố gắng “diễn” cho họ xem.

Intro – phần giới thiệu 

Phần mở đầu vô cùng quan trọng, nó quyết định người xem có ở lại với bạn trong những giây còn lại của video hay không.

Mở đầu nên ngắn gọn, cố gắng cho khách hàng biết được thông điệp mà bạn đang muốn gửi đến.

Một chút hài hước, câu hỏi, câu chuyện, số liệu thống kê thực tế nào đó, hay đơn giản là một lời hứa cũng sẽ khiến người xem ở lại lâu hơn đến cuối video với bạn.

Nội dung chính

Bạn hãy đưa ra vấn đề để người xem có thể thấy là bản thân họ đang là nhân vật chính mà bạn đang nói đến trong video, từ đó giúp họ xác định và đưa ra phương pháp cho họ.

Ví dụ: Bạn bị vấn đề về chứng rụng tóc lâu năm, nhưng dịp đi du lịch với gia đình thì bản thân bạn mới phát hiện ra tóc đang thưa dần đi qua những shoot hình chụp, và rồi sau chuyến du lịch bạn quyết tâm “cải thiện” lại chất lượng tóc, bạn bắt đầu chia sẻ những phương pháp đã áp dụng …

Kế tiếp bạn có thể lồng ghép thêm về việc giới thiệu sản phẩm, kết quả và lợi ích mang lại.

Kết thúc video

Bạn có làm cho người xem “móc hầu bao” ra để mua sản phẩm của bạn hay không, thì bạn phải kêu gọi hành động để người xem biết nên làm gì tiếp theo như: số điện thoại hay địa chỉ đặt hàng.

Giống như việc chúng ta viết nội dung trên website hay làm nội dung cho trang đích bán hàng, đừng quên hay bỏ qua các lời kêu gọi hành động vì mặc định khách hàng thường rất lười và thiếu chủ động. Bạn hãy kêu gọi họ làm hành động nào mà bạn mong muốn.

Với video thì lại rất dễ, ngoài sự tương tác qua hình ảnh nói kêu gọi, thì bạn còn có thể thêm vào các Annotation (chú thích) trong video.

Sau khi đã xác định được thông điệp và lên kịch bản thì việc bạn cần phải “quan tâm” tiếp theo là chất lượng & xuất bản video sao cho mượt mà.

Công cụ làm video

Về công cụ quay và làm video thì bạn không cần phải quá “đặt nặng”.

Nếu có điều kiện ngay từ ban đầu và xác định theo hướng chuyên nghiệp thì bạn có thể đầu tư máy chuyên về quay phim, chụp ảnh và thuê ekip để giúp bạn tất tận tật khâu làm video.

Hiện tại có rất nhiều agency chuyên nhận sản xuất video cho các đơn vị bán hàng với giá cả cũng rất phải chăng, nhiều mức giá để bạn lựa chọn. Bạn dễ dàng tìm thấy những đơn vị này tại các group Facebook.

Còn nếu bạn thuộc diện “ngân sách có hạn, kỹ năng có thừa” thì có thể lựa giải pháp tiết kiệm hơn:

  • Sử dụng vật bất ly thân là chiếc smartphone. Tuy nhiên để cho chất lượng tốt thì bạn cũng nên đầu tư một chút, thị trường smartphone tầm trung hiện nay có thể đáp ứng được cho bạn.
  • Chuẩn bị những công cụ để hỗ trợ bạn trong việc tạo background tại nhà, nhằm mục đích quay và giới thiệu sản phẩm như phông nền, đèn, tripod,…

Tiến hành quay video

Mình muốn bạn nên lưu ý điều này, những gì rườm rà không liên quan thì không nên đề cập đến, rất mất thời gian, và khiến người xem có cảm giác “chán”. Độ dài video từ 5-10 phút là ổn.

Video cũng nên nổi bật thông điệp chính, và thông điệp này nên dựa trên insight người dùng mà bạn đã khảo sát.

Ví dụ như mình bị “thâm mắt” và đang mong muốn trị dứt điểm, và dưới đây là video khiến mình phải click vào xem với thông điệp chính thuyết phục.

Mình đang tìm kiếm một chiếc laptop làm việc hiệu quả và đương nhiên nó phải đẹp và sang. Đôi khi thông điệp bằng hình ảnh lại có sức hút hơn rất nhiều nếu bạn đánh trúng vào thị hiếu của khách hàng.

Khi đã có cho mình những đoạn video ưng ý rồi thì bạn có thể dùng phần mềm đơn giản như Camtasia để edit video, ánh sáng, âm thanh và cắt ghép những đoạn không smooth.

Quảng bá video bán hàng

Để có thể tiếp cận được khách hàng sau khi đã có video hoàn chỉnh thì bạn cũng nên đi quảng bá video theo 2 hướng sau đây:

Free traffic

Với video đăng lên Youtube thì bạn chắc chắn phải làm công đoạn SEO video nếu muốn người xem biết đến.

Ngoài ra bạn còn có thể Embed vào video website để có thể tận dụng nguồn free traffic bên google, mạng xã hội…

Paid traffic

Với việc SEO Youtube thì bạn khó có thể tiếp cận hết khối lượng người xem khổng lồ, đôi khi họ có nhu cầu nhưng lại chưa muốn tìm kiếm hoặc đơn giản là họ “lười” tìm kiếm, chính vì vậy mà bạn cần phải chủ động tìm kiếm họ thông qua Youtube Ads.

Ngoài ra, nói đến Paid traffic thì bạn không thể nào bỏ qua được lượng người dùng khổng lồ trên Facebook, với insight khách hàng đã có thì bạn có thể dễ dàng tiếp cận được đúng đối tượng.

Kết luận

Những gì mình chia sẻ ở bài viết này đều là những yếu tố khách quan mà kinh nghiệm bản thân mình thấy người bán hàng bằng video đều phải biết và áp dụng.

Ngoài ra, bạn cần phải làm và sản xuất video liên tục nếu như bạn muốn thành công theo hướng bán hàng bằng video.

Vì không thể nào mà mới 1-2 video mà bạn đã có thể thu hút được nhiều người xem và bán được hàng.

Người xem ngày nay rất thông minh, họ có thể vào xem thông tin channel của bạn và đánh giá xem có uy tín hay không thông qua thông tin cũng như số lượng và chất lượng video bạn đăng lên.

Nếu bạn có khó khăn gì trong việc xây dựng và bán hàng bằng video có thể để lại bình luận, mình sẽ hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

💬  Bình luận?

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan

Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Thế Khương

guest
2 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
hoang
hoang

Cảm ơn bạn ,bài viết rất hữu ích đối vs mình, mà mjnh góp ý chút là:
Bạn in đậm luôn chữ THÔNG trong bài viết là ok

Việt Đức
Việt Đức
Reply to  hoang

Cảm ơn bạn góp ý .

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

(Giải đáp) 5 câu hỏi phổ biến nhất của các chủ shop bán hàng trên Shopee

(Tổng hợp) 7 kênh bán hàng miễn phí giúp seller tiết kiệm chi phí quảng cáo

10 cách tăng đơn hàng trên shopee (phù hợp với mọi ngành hàng)

4 hướng xử lý sản phẩm tồn kho thu hồi giá vốn trong kinh doanh online