(Mới) Nhóm riêng trên Telegram dành cho các bạn đầu tư crypto. Tham gia tại đây.

Làm thế nào để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi (CR) trên website


Hey chào bạn,

Không biết bạn đã nghe qua cụm từ “tỷ lệ chuyển đổi” này bao giờ chưa ? Nếu bạn chưa áp dụng nó nhưng đã nghe qua và đã có sự quan tâm, đó là một tín hiệu tốt nhưng chưa đủ. Còn nếu cụm từ “tỷ lệ chuyển đổi” này hoàn toàn xa lạ với bạn, thì giờ là lúc bạn nên bắt đầu tìm hiểu nó.

Vì sao mình lại khuyên bạn nên làm điều này ? Để sẽ đưa ra nguyên nhân cho các bạn dễ hiểu bằng các hiện trạng thực tế sau :

  • Có rất nhiều SEOer thường than vãn là “sao site tớ lên top mà chẳng nổi khách hàng nào, traffic thì nhiều mà đơn hàng lại kém quá “
  • Tớ làm offpage tốt lắm đấy chứ, mà chẳng hiểu sao tỉ lệ Bounce Rate (tỉ lệ khách hàng chỉ xem 1 trang của bạn rồi hô biến) lại cứ tăng dần đều chứ không khả quan hơn.
  • Bọn nó SEO kinh quá, khiếp quá, giành hết vị trí top 1,2,3 rồi, mình còn đường nào mà ăn nữa ?

Khi mà bạn vẫn còn những thắc mắc này, những quan điểm này, thì bạn đã thiếu sót từ trong tư duy. Online business, kiếm tiền trên mạng với việc phát triển website hiện nay không chỉ dừng lại với việc SEO cho từ khóa “lên top” nữa, mà top rồi thì bạn phải biến traffic đó trở thành khách hàng, xa hơn là quay lại – Khi đó, bạn mới thật sự thành công với việc quảng bá online bằng website.

tang-ti-le-chuyen-doi

Chú ý: Mình làm website tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt nên mình có sử dụng 1 số thuật ngữ, câu từ tiếng Anh, nếu bạn không hiểu từ nào, có thể comment ở dưới bài viết, mình sẽ hồi âm nhanh chóng.

1. Tỷ lệ chuyển đổi – Conversion Rate là gì ?

Đầu tiên bạn hãy xem hình dưới đây để biết công thức tính tỷ lệ chuyển đổi (CR) :

Đây là định nghĩa Conversion Rate Optimization từ Wikipedia :

GỢI Ý

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình 😍

Mình sẽ định nghĩa đơn giản như sau cho bạn dễ hiểu :

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate), viết tắt là CR là chỉ số có đơn vị phần trăm, thể hiện tỷ lệ người truy cập đã thực hiện hành động bạn mong muốn trên tổng lượt truy cập vào website. Hành động mong muốn này gọi là chuyển đổi, và sự chuyển đổi này thường là mua hàng, điền form thông tin, hoặc hoàn thành khảo sát để bạn lấy thông tin khách hàng,…

Nếu vẫn còn hơi khó hiểu thì bạn hình dung bằng ví dụ cụ thể như này nhé :

Hôm nay website của bạn có lượng traffic là 200 lượt. Cuối ngày bạn check có 5 người đã mua hàng thông qua website của bạn, khi đó, số người thực hiện hành động (mua hàng), chia cho tổng traffic và nhân 100%, là bạn có được tỷ lệ CR. Ở trường hợp này CR = (5/200) x 100 = 2,5%. Và bạn phải tìm mọi cách để con số này càng cao càng tốt.

2. Vì sao bạn cần quan tâm đến việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi ?

Qua định nghĩa như trên thì đã rất rõ ràng để bạn hiểu được vì sao chúng ta cần quan tâm đến việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website. Một chuyện hiển nhiên khác là vấn đề một dịch vụ, sản phẩm có trang web SEO lên top 5 google có được nhiều khách hàng hơn hơn cái ông đang ở top 2 thì cũng rất bình thường.

Đơn giản là bạn không thể chỉ dừng lại ở việc SEO nó lên top, đó chỉ là ½ chặng đường, vấn đề là sau khi họ click vào site của bạn rồi, bạn đã làm được cái gì trên site, đập vào mắt họ, làm họ thấy thích, đặc biệt là làm họ tin tưởng 1 cách tuyệt đối và khiến họ phải thực hiện hành động cuối cùng MUA HÀNG.

Bằng cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, tìm hiểu những cách giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trên site, sẽ giúp bạn khác biệt trong cuộc đua đứng top, giúp bạn trở thành địa chỉ mà vào rồi là tỉ lệ mua hàng sẽ cao. Giúp cho bạn “convert – chuyển đổi” lượng traffic chưa hẳn đã tiềm năng, trở thành những traffic có tỷ lệ mua hàng rất lớn.

Ngoài ra nếu bạn giữ chân khách hàng lâu ở website của bạn, và khiến độc giả click vào những mục khác để đọc, tìm hiểu tiếp, thì google cũng đánh giá rất cao và rồi dần dần bạn cũng sẽ vượt các đối thủ ở trên bạn.

Chủ đề tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi này là một chủ đề rất rộng, nước ngoài có rất nhiều chuyên gia về lĩnh vực này và họ gần như xem nó là một ngành khoa học, gọi là “Conversion Science”. Bạn có thể tìm thêm trên google về lĩnh vực khoa học này.

Vì vậy để gói gọn trong một bài viết thì sẽ không bao giờ đủ, chủ đề này bạn muốn nói thì có thể nói đến mấy ngày chưa hết. Vì nó là một quá trình thử nghiệm qua rất nhiều lần test, testtest dựa trên những kỹ thuật đã được hướng dẫn và kết hợp công cụ hợp lý thì mới có thể tạm gọi là đã tối ưu tốt CR cho website.

Và bạn cần hiểu rằng, sẽ không có một công thức gia tăng tỷ lệ chuyển đổi rập khuôn nào sẵn cho bạn hết. Vì sao ? Vì mỗi website cần có những yếu tố khác nhau vì mỗi mặt hàng, sản phẩm bạn bán đều có tính chất, khách hàng khác nhau, ví dụ một trang web bán quần áo thì chắc chắn là sẽ khác một website bán máy cắt cỏ rồi.

Nhưng sẽ có những kiến thức chung, quy tắc chung, gọi là nền tảng mà ai cũng cần biết qua, rồi từ đó tự test. Bài viết này sẽ giúp bạn có được những hình dung đầu tiên về những cách thức đơn giản, giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trên site. Dưới đây là 1 số công việc giúp bạn có thể hình dung ra những việc cơ bản phải làm trong quá trình tăng tỉ lệ chuyển đổi.

3. Công việc đầu tiên – tối ưu hóa giao diện website.

Giao diện website là thứ rất quan trọng đầu tiên, vì nó là thứ đập vào mắt khách hàng đầu tiên. Các sản phẩm, dịch vụ càng ngày càng nhiều thì khách hàng sẽ trở nên có nhiều lựa chọn, và họ sẽ ngày càng khó tính trong việc “trao niềm tin”. Và đến cả giao diện website cũng trở thành 1 yếu tố để họ cảm thấy sự chuyên nghiệp, sự tin tưởng.

Hãy đặt trường hợp bạn là khách hàng, bạn tìm 1 dịch vụ, sản phẩm nào đó để mua, 1 website giao diện xấu thiếu chuyên nghiệp và 1 website đẹp, hợp mắt bạn thì bạn sẽ có ấn tượng ban đầu với website nào hơn, bạn sẽ xem xét dịch vụ, sản phẩm của website nào đầu tiên.

Ngoài ra với giao diện tối ưu, bạn sẽ có tỉ lệ bounce rate rất thấp, ví dụ trực tiếp từ blog kiemtiencenter của mình, mình có thay đổi và tối ưu lại giao diện vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm nay thì lượng pageview đã tăng trên 30% trong tổng lượng pageview trước đó và mình vẫn không ngừng tối ưu tiếp :

tang-page-view

Như vậy việc tối ưu hóa lại giao diện sao cho phù hợp là 1 công việc rất cần thiết mà bạn cần phải xem xét đầu tiên nếu muốn tăng tỉ lệ chuyển đổi, bởi như mình đã nói, bạn tạo ra được “sự ấn tượng đầu tiên” khi khách hàng ghé thăm trang web của bạn thì cơ hội khách hàng mua hàng của bạn sẽ cao hơn phần nào.

4. Thực hiện A/B Testing.

Kỹ thuật A/B Testing này thật sự là một phạm trù chuyên biệt, rất khoa học của chủ đề tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Ở phạm vi bài viết này mình sẽ chỉ giới thiệu đến bạn một cách đơn giản nhất những gì bạn dễ hiểu và dễ áp dụng cho website. Bạn cố gắng đọc kỹ từng từ nhé, vì cái chủ đề này phải nói kĩ từng câu chữ như thế mới đỡ bị nhầm lẫn.

Bạn có thể hiểu A/B Testing nó như này :

Giả sử lượng traffic vào site bạn là 100%, bạn chia số traffic ấy ra làm đôi, mình tạm gọi là nhóm traffic A và nhóm traffic B. Với mỗi nhóm traffic, cùng một yếu tố đó, bạn thử nghiệm ở 2 phiên bản khác nhau để xem phiên bản nào, cái nào mang lại tỷ lệ chuyển đổi (traffic thực hiện hành động mong muốn) hiệu quả hơn.

Nhìn hình dưới đây bạn sẽ hình dung rõ hơn :

Như vậy là bạn có thể hiểu. Để thật sự nhận ra được, kiểu design nào cho website, webpage là mang lại hiệu quả cao, thì bạn phải test.

Ngoài ra, bạn có thể mở rộng ra thêm test trên những yếu tố khác như : Headlines (Tiêu đề) , Các nút kêu gọi hành động (Call to actions) , Kích cỡ chữ, Màu sắc, Bố cục trên trang, Optin thu thập mail đặt ở vị trí nào thì được nhiều lượt đăng ký hơn…v.v.. nói chung là có rất nhiều cần quan tâm trên một website.

Những lưu ý cần biết để thực hiện kỹ thuật A/B Testing :

+ Lưu ý thứ nhất – Cùng một thời điểm, chỉ thực hiện test một yếu tố, bạn chọn ra trong rất nhiều yếu tố có trên site. Những cái cần test mình vừa liệt kê bên trên. Cùng thời điểm bạn sẽ chỉ chọn ra một cái để làm A/B testing.

Vì sao lại như vậy ? Ví dụ như bạn đang muốn test xem cái nút CTA màu đỏ với màu xanh, nút nào được click nhiều hơn. Thì cùng thời điểm đó bạn chỉ có thể A/B Testing với mỗi 2 cái nút này thôi. Bạn không thể nào làm cùng lúc test nút CTA, rồi test vị trí optin mail, rồi test thêm layout blog post…

Như vậy thì khi có kết quả, lượng traffic đó bạn không biết là nó thuộc về kết quả của test nút CTA hay kết quả test vị trí optin mail ?

+ Lưu ý thứ 2 :  A/B Testing chỉ áp dụng được, khi và chỉ khi, website của bạn đã có lượng truy cập nhiều, ổn định, thì bạn mới có thể test được. Đơn giản là nếu site bạn chưa có traffic gì cả, traffic lèo tèo thì bạn test cũng chỉ tốn công mà lại không đủ số lượng giúp bạn làm thành dữ liệu (data) để phân tích đâu.

+ Lưu ý thứ 3 : A/B testing phải được áp dụng trong 1 thời gian dài, tối thiểu 1 tuần, nếu 1 tuần mà kết quả hơi tương đồng nhau (chênh lệch nhau không đáng kể), thì bạn cần thực hiện công việc này lên tới cả tháng, để thấy được sự chênh lệch rõ ràng hơn.

5. Tập trung xây dựng nội dung (content marketing)

Khách truy cập, họ vào website của bạn bằng từ khóa nào đó, nếu như họ đang tìm kiếm thông tin để mua hàng thì cái mà bạn cần làm, là cung cấp được cái gì đó giải quyết tốt vấn đề của họ. Khiến họ tập trung và đi sâu tìm hiểu các thông tin ngay trên website của bạn, chứ không phải nhấn nút back và vào 1 website khác.

Tức là bạn phải làm cho họ nhanh chóng tìm ra câu trả lời phục vụ nhu cầu, lợi ích của họ, chứ không phải để họ đang còn nhiều sự phân vân để rồi đi tìm 1 trang web khác tìm hiểu.

Có thể nói, kỹ thuật content marketing trong bán hàng là bạn ngay lập tức, nhanh chóng giúp khách truy cập, khi đọc vào những gì có trên trang và họ sẽ nhận thấy được “lý do họ muốn mua từ bạn, giá trị của bạn là gì, và tại sao họ lại phải tin bạn?”

Lý thuyết là như thế thôi, bắt tay vào làm trên site thì bạn sẽ thấy có nhiều cái để bạn tối ưu đúng những yếu tố này lắm. Những yếu tố sau đây bạn có thể lưu ý để bổ sung tính chất này :

+ Headline – tiêu đề site, tiêu đề blog post, tiêu đề bài review,…

+ Subtitle – các đề mục nhỏ, các thẻ heading,…

+ Bullet Point – đặc biệt các review site, bạn cần sử dụng nhiều những bullet point. Đa phần khi đứng trước một nội dung trên website, không ai muốn tốn thời gian, vì vậy họ chỉ tập trung vào những đề mục đưa ra nhỏ nhỏ như này. Đặc biệt là khi bạn review về sản phẩm, nói về tính năng sản phẩm.

+ Hình ảnh.

+ Social proof

+ Testimonial

Đó đều là những yếu tố đặc biệt sẽ được người đọc chú ý nhiều, và với những yếu tố này thì mình nghĩ cũng không quá khó khăn cho bạn trong việc bổ sung, chỉnh sửa cho nó làm sao thật thuyết phục.

6. Học cách sử dụng  Call-To-Action đúng cách.

Sử dụng Call To Action – Lời kêu gọi hành động có 2 hình thức chính thường dùng :

  • Nút kêu gọi, có màu sắc, có design nếu cần đầu tư.
  • Lời kêu gọi bằng text , nghĩa là một câu vài từ bạn dùng làm sao đó mà họ chịu click vào câu này và dẫn link đến 1 đường link khác, có thể dẫn đến salepage

Mình tin chắc rằng đã rất nhiều lần nhìn thấy những kiểu như “Limited Time”, “Limited Edition”, rồi đồng hồ đếm ngược trên Salepage. Có bao giờ bạn nghĩ, những cái đó, nó có công dụng gì không, nó chứa tính chất gì ?

Một từ thôi, đó là “tính khẩn cấp”

“Tính khẩn cấp” này dẫn đến việc “thôi thúc” người ta phải thực hiện hành động nếu không muốn mất cơ hội mua hàng ngon.

Bạn sẽ cần sử dụng như câu, những nút, nói chung là hình thức gì cũng được, text hay hình ảnh hay nút tùy khả năng của bạn. Bạn sẽ làm những nội dung như :

  • “TODAY 30% OFF”
  • “3 DAYS LEFT FOR $47.5”
  • “LIMITED EDITION FOR THIS LAUNCH”

Đại loại như thế. Đây đều là những nội dung để bạn sử dụng cho những câu CTA, những nút CTA.

Tiếp theo là bạn cần tìm hiểu những ĐỘNG TỪ MẠNH mang tính KÍCH THÍCH, KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG CAO . Kiểu như “Get INSTANT access right now”, hoặc khi bạn đưa ra Optin Mail thì bạn cho họ 2 lựa chọn “YES, I want it” và “NO, maybe later” .

Bạn có thể thấy chỉ là dùng chữ nhưng mình đang nhấn mạnh bằng cách in hoa, thì khi bạn muốn thiết kế vào nút CTA Button bạn cũng nên lưu ý những điều này.

Một vấn đề cuối cùng chúng ta sẽ quan tâm ở đây đó là vấn đề màu sắc. Thật ra vấn đề màu sắc không quá quan trọng nếu bạn không làm những hình thức như các công ty chuyên nghiệp, ở đây mình sẽ nói về màu sắc của các nút Call To Action cho gần gũi nhé.

Về màu sắc cho các nút kêu gọi hành động này, bạn không cần tìm hiểu hay thực hiện test gì cho mệt, bạn chỉ cần nắm quy tắc :

  • Màu nền của nút, nổi bật hay còn gọi là tương phản so với màu nền của website.
  • Màu chữ trên nút CTA, sẽ nổi bật và tương phản so với màu nền của nút.

Traffic nhiều chưa chắc đã mua nhiều, mua nhiều hay không thì công việc tối ưu hóa CR là nhiệm vụ của bạn, của tất cả những người bán hàng online, cho dù bán hàng của chính bản thân hay là làm affiliate marketing.

Nếu bạn kiếm tiền với affiliate marketing thì chỉ cần tối ưu tới bước làm sao cho khách hàng click vào link affiliate của bạn càng nhiều càng tốt (Click Through Rate Optimize), còn việc tối ưu hóa trang bán hàng đã có người tạo ra sản phẩm lo. Còn nếu bạn bán sản phẩm riêng của bạn thì bạn là người phải làm tất tần tật công việc tối ưu.

7. Kết luận.

Đến đây mình nghĩ bạn cũng đã hiểu rõ khái niệm tỷ lệ chuyển đổi là gì rồi và bạn cũng đã hình dung được mức độ quan trọng của việc cần quan tâm đến việc tối ưu hóa và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trên site, vì làm gì thì làm, traffic biến thành sale để có tiền mới là mục đích cuối cùng chúng ta quan tâm.

Về những thủ thuật, kỹ thuật giúp gia tăng, tối ưu tỷ lệ chuyển đổi thì thật sự là bao la và rất khó nữa. Kết hợp thêm những công cụ hỗ trợ (sẽ là có trả phí) thì mới thực hành tốt mảng này. Nên mình sẽ dần dần hướng dẫn thêm cho bạn ở những bài viết khác trong tương lai

Còn trong phạm vi bài viết này mình hi vọng bạn đã nắm được những thành phần quan trọng mà traffic truy cập vào site thường quan tâm và các hình thức chung chung giúp bạn tối ưu tỉ lệ chuyển đổi. Từ đó bạn có thể chú ý hơn tới vấn đề này.

Hẹn gặp lại.

💬  Bình luận?

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan

Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Thế Khương

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi website: Cách tự triển khai CRO “like a pro”

Hướng dẫn đo heatmap website bằng công cụ Mircrosoft Clarity (Miễn phí)

Thủ thuật viết tiêu đề quảng cáo hấp dẫn, gia tăng CTR

(Chi tiết) Hướng dẫn xây dựng nội dung trang đích thu về tỷ lệ chuyển đổi cao