(Mới) Học kiếm tiền affiliate newbie tại đây
BẠN MUỐN ĐỌC TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VỀ MMO & KINH DOANH ONLINE CHUYÊN SÂU?
Các hướng về về kiếm tiền online, kinh doanh online, digital marketing chuyên sâu. Cách thức, trình tự làm A-Z về những hình thức mà team mình đang triển khai.
Nhiều năm về trước, mình xây dựng Kiemtiencenter đầu tiên trên shared hosting của Godaddy từ 1 trang blog sơ sài đến khi có vài trăm, vài ngàn lượt đọc mỗi ngày.
Cho tới thời điểm lượng truy cập đã cao, shared hosting không còn phù hợp nữa, mình đã chuyển hẳn qua sử dụng VPS (Virtual Private Server) của Vultr. Hiểu 1 cách đơn giản, VPS là máy chủ ảo được sinh ra bởi máy chủ vật lý và riêng biệt, không bị ảnh hưởng bởi những người dùng chung máy chủ vật lý đó.
(Trong khi nếu dùng shared host thì bạn vẫn phải chịu ảnh hưởng cũng những người share nhau 1 cái máy chủ)
Khi mới làm web hay blog, mình khuyên bạn nên dùng shared hosting vì nó dễ sử dụng, toàn những thứ có sẵn. Tuy nhiên khi website đã có lượng truy cập tương đối & kỹ năng làm web của bạn không phải gà nữa thì có thể chuyển qua VPS. Đặc biệt là những trang web đã phát sinh thu nhập, bạn đặc biệt cần tối ưu.
Tuy hơi khó sử dụng & giá không phải rẻ cho người mới dễ tiếp cận. Nhưng hiệu suất của nó mang lại sẽ cao hơn so với shared host nhiều. Hướng dẫn này sẽ giúp bạn có thể thuê 1 VPS trên Vultr và chạy được mã nguồn WordPress trong khoảng 10-15 phút.
Để quảng bá VPS đến với nhiều người sử dụng. Hiện tại trong thời điểm này Vultr có chương trình tặng $25 cho tài khoản mới. Kèm với $3 khi thực hiện thao tác tweet nội dung lên Twitter. Như vậy tổng cộng bạn sẽ có $28 để sử dụng thử Vultr. (Số tiền này bạn chỉ dùng để thuê sever ở Vultr, không thể rút hay chuyển cho ai khác)
Để nhận ưu đãi này, bạn hãy mở tài khoản mới theo link dưới đây.
Bạn điền email & mật khẩu để tạo tài khoản :
Sau khi tạo tài khoản, bạn vào mục Billing & xác thực tài khoản bằng cách link tài khoản với VISA (Có thể sử dụng Paypal) :
Một số lưu ý khác :
Để thuê 1 máy chủ, bạn vào giao diện quản lý VPS của Vultr mục Servers => nhấn vào dấu cộng màu xanh (Deploy New Server) để tiến hành chọn & thuê 1 server mới.
Mục Server Location, bạn chọn địa điểm của server tùy theo việc bạn muốn xây dựng website cho ai vào đọc. Ví dụ bạn làm website ở Việt Nam, bạn có thể thuê server ở Tokyo hoặc Singapore để cho tốc độ tốt nhất. Hoặc làm website ngôn ngữ tiếng Anh có thể thuê các server ở Mỹ
Mục Server Type, để cài đặt WordPress, bạn chọn sang tab Application, và chọn mục WordPress :
Về Server Size, bạn cũng chọn theo mục đích sử dụng của bạn, người mới thì chỉ cần chọn gói $5 hoặc $10 là ổn rồi.
Mục Additional Features bạn có thể chọn thêm sử dụng tính năng Auto Backup (Tự động sao lưu dữ liệu), hoặc bỏ trống, sau này backup website thủ công cũng được.
Hai mục Startup Script & SSH Keys bạn có thể bỏ trống. Cuối cùng mục Server Hostname & Label bạn điền 1 cái tên cho server của bạn (tên bất kỳ đều được, mục đích để phân biệt với các server khác)
Bạn sẽ thấy server bạn mới thuê trong trạng thái Installing màu cam, bạn hãy chờ cho đến khi nó chuyển sang màu xanh và có chữ Running, lúc này server của bạn đã sẵn sàng hoạt động.
Sau khi server cài đặt thành công, bạn nhấn vào sever đó, kéo xuống sẽ có các hướng dẫn cài đặt WordPress như sau :
Có 3 bước chính, chúng ta sẽ theo từng bước :
Đầu tiên bạn vào wp-admin của server để hoàn tất quá trình cài đặt WordPress, tuy nhiên bạn hãy bỏ luôn cụm https:// phía trước (vì server bạn không có cài chứng chỉ SSL, nếu bạn vào nguyên link sẽ bị báo thiết lập không an toàn), vậy nên chỉ lấy từ địa chỉ IP trở đi :
Sau khi bạn truy cập vào địa chỉ IP này, server sẽ yêu cầu bạn nhập username và password, bạn hãy lấy username và password server của bạn để điền vào :
Tiếp đó, bạn chọn ngôn ngữ cho WordPress, mình khuyên dùng tiếng Anh cho quen (cho dù bạn làm site tiếng Việt hay tiếng Anh), rồi nhấn Continue để tiếp tục :
Bạn điền các thông tin cho website WordPress của bạn :
Cuối cùng nhấn Install WordPress để hoàn thành.
Bạn sẽ nhận được thông báo hoàn thành cài đặt như sau , và bạn có thể nhấn vào Login để đăng nhập vào khu vực quản trị wp-admin bằng tên đăng nhập và mật khẩu mà bạn vừa tạo.
Bước tiếp theo, để server có thể chạy với tên miền của bạn, bạn phải thiết lập từ phía cài đặt domain. Domain bạn mua ở đâu thì bạn vào đó để cài đặt. Ở đây, mình sẽ ví dụ với Namecheap (Hầu như các domain của mình đều mua ở đây)
Ở Namecheap, bạn vào phần quản lý domain, chuyển sang tab Advanced DNS, nhấn vào nút Add New Record
Bạn xóa 2 cái record mặc định của Namecheap đi (nếu có)
Đây là bước cuối cùng, bạn hãy vào lại wp-admin wordpress của bạn (Lúc này bạn vẫn vào băng địa chỉ IP chứ không phải bằng domain), sau đó vào mục Setting => General :
Sau đó kéo xuống dưới cùng nhấn Save Changes để hoàn tất, sau khi bấm nút Save Changes, bạn sẽ bị thoát ra khỏi wp-admin và đăng nhập trở lại với tên domain của các bạn (lúc này bạn sẽ vào wp-admin bằng domain chứ không phải bằng IP nữa).
Tuy nhiên nếu site không chạy, hoặc chạy bị lỗi, thì có thể A record của domain chưa hoàn thành việc trỏ, bạn có thể chờ trong 15-30 phút, nếu hết thời gian này vẫn không vào được bạn có thể thử lại bằng việc :
Nếu site vẫn không chạy, bạn hãy xem lại A Record trỏ đúng chưa rồi vọc lại với mấy bước trên. Nếu nó đã chạy được thì xem như bạn đã hoàn tất tất cả các bước và có 1 trang web chạy trên VPS Vultr
Khi bạn vào mục wp-admin của trang web, nó sẽ hiện ra 1 bảng Authentication Required như sau :
Điều này sẽ làm tăng tính bảo mật, tuy nhiên nó là không cần thiết và hơi gây phiền toái đối với mình, vì vậy bạn nào muốn gỡ cái tính năng này cũng như muốn thao tác căn bản với VPS luôn thì có thể làm theo các bước sau :
Download và cài đặt 2 công cụ cần thiết :
Sau khi cài đặt xong, bạn mở Bitvise SSH Client ra, điền vào các mục :
Sau đó nhấn Login để truy cập vào server thông qua giao thức SSH
Nếu nó hiện ra 1 bảng Host Key Verification thì bạn chọn Accept and Save
Khi nó yêu cầu mật khẩu, bạn điền mật khẩu server của bạn vào, nó nằm ở vị trí tương tự như ảnh dưới đây (nhấn vào hình con mắt là nó hiện mật khẩu ra) :
Ở trong giao diện này, bạn có thể dễ dàng thao tác, trên server bạn tìm đến thư mục /etc/nginx/conf.d ở đây bạn sẽ thấy 2 file :
Bạn edit từng file 1 bằng Notepad++, tìm đến dòng tương tự sau và xóa hẳn nó đi, xong save file lại (chú ý bạn nhấn chuột vào khu vực dòng lệnh này sẽ thấy 2 dấu ngoặc, 1 dấu mở ngoặc, 1 dấu đóng ngoặc màu đỏ, xóa cho đến hết dấu đóng ngoặc)
2 file này gần như giống nhau, bạn làm lần lượt từng file, sau khi đã xóa bỏ dòng này đi, bạn quay lại phần mềm Bitvise SSH Client , chọn New terminal console
Bạn khởi động lại nginx bằng cách đánh dòng lệnh service nginx restart;
Rồi nhần Enter
Ok giờ bạn vào lại khu vực wp-admin của website của bạn, bạn sẽ không thấy cái khung authentication required nữa.
Chúc bạn thực hành thành công
Ưu đãi Special có thể mang lại cho bạn nhiều kiến thức cốt lõi hơn, tăng tỉ lệ thành công của bạn với kiếm tiền online/kinh doanh online trong 2018 này. 7000+ độc giả Kiemtiencenter đã nhận thành công.
Em chào ad. Em muốn thêm miền vô Cpanel thì nó bảo đã sử dụng bên khác. Em liên hệ hổ trợ Godaddy, nó check xong hỏi em có dùng bên nào chưa? Em trả lời em mới xoá Cloudflare. Sau đó nó nói là em dùng bên Vultr. Em không hề nhớ mình đã dùng Vultr lần nào và nó có gửi link xem DNS. Em phải làm thế nào ạ?
Ad đọc được cmt rep lại em nha. Em cảm ơn
Mình đã làm theo hướng dẫn và trỏ ip về sever vultr nhưng khi mình viết bài viết vẫn tồn tại link http://149.28.141.151/bai-viet mà không chuyển về http://tenmiencuaminh/bai-viet hoàn toàn, khi đó google vẫn cập nhật http://149.28.141.151/bai-viet và không cập nhật link tên miền chính dẫn đến google website master tool báo về cả tháng nay mất gần như 40% lượng từ khóa, Vậy có cách nào khắc phục k
Hi Thế Khương,
Cho mình hỏi chổ Xóa Authentication Required khi đăng nhập wp-admin. Mình làm theo hướng dẫn mà fail, site của mình sập luôn rồi. Do mình kết nối Cloudflare trước khi làm thao tác này. Không biết có ảnh hưởng gì không mà giờ nó báo lỗi 521. Mình cố khôi phục hai cái file wordpress_http.conf, wordpress_https.conf như ban đầu nhưng cũng bất thành. Giờ có cách nào giúp mình với. Xin cảm ơn!
Giúp mình với, mình cài website wordpress trên Vultr sau đó mình cài thêm Plugin WPS Hide Login, Bây giờ mình không vào phần admin bằng link /wp-admin được và cũng không vào link login mới được, bây giờ có cách nào xóa plugin này không ? Mình muốn nó phục hồi như ban đầu
K biết lỗi vps hôm bữa a Khương nói đã sửa xog chưa nhỉ? mình đang run 1 blog, k biết dùng gói 2.5$/Month có đủ chạy k ạ
dạ hiện tại gói 2.5$ và Location Singapore của Vultr hết rồi hay sao ạ mà sao Kiemtiencenter lại hướng dẫn bị thiếu 2 cái đó ạ. Và Coupon của Vultr còn xài đc hông ạ! e xin cảm ơn
1 tài khoản Vultr thuê đc mấy cái VPS hả admin? Mỗi cái có ip khác nhau không? Mình định cài cả win trên đó nữa.
Chào Thế Khương, Khương cho mình hỏi, có thể dùng Cpanel cho việc quản lý hosting trên VPS không? Nếu có, nhờ bạn hướng dẫn cách thiết lập giúp mình với. Mình cũng có thắc mắc là có thể tạo nhiều website trên cùng 1 gói hosting của Vultr không? Mình có đọc phần bình luận bên dưới nhưng cũng chưa hiểu rõ lắm. Mình tiềm hiểu sơ qua về WordPress Multisite thì thấy nói là sử dụng để quản lý các trang con trong cùng một mạng lưới. Còn nếu các website của mình thuộc các niche khác nhau… Đọc thêm »
Chào bạn, mình tìm chổ để đăng nhập vào cơ sở dữ liệu mà không biết nằm chổ nào
Ở Namecheap, mình đã vào phần quản lý domain, chọn tab Advanced DNS, nhưng không thấy nút Add New Record. Các bạn hướng dẫn mình với