(Mới) Nhóm riêng trên Telegram dành cho các bạn đầu tư crypto. Tham gia tại đây.

Cách triển khai Omnichannel marketing hiệu quả cho doanh nghiệp vừa & nhỏ 2021


Nếu bạn muốn kinh doanh mà không có vốn (hoặc ít vốn) thì nên tìm đến mô hình Dropship (Một mô hình vô cùng tiềm năng mà nhiều người đang làm)

Bạn có thể bán hàng hóa/dịch vụ của nhiều thương hiệu khác mà không cần phải nhập hàng. Thậm chí từ Alibaba, 1688 hay Taobao.

Sự phát triển của khoa học, công nghệ, kỹ thuật đã và đang được tích hợp vào đời sống chúng ta mỗi ngày.

Có thể trước đây bạn chỉ sử dụng điện thoại để nghe, gọi và nhắn tin nhưng giờ đây điện thoại còn hỗ trợ công việc và nhu cầu giải trí nữa.

Những công nghệ, thiết bị điện tử phục vụ cho đời sống con người ngày càng được cải tiến làm xóa bỏ đi ranh giới giữa thế giới online và thế giới thực, dĩ nhiên là hành vi mua hàng của mọi người cũng sẽ có sự thay đổi theo.

Đã đến lúc các nhà bán hàng, doanh nghiệp và các marketer phải thay đổi để bắt kịp với hành vi mua sắm của khách hàng.

Các chiến lược marketing truyền thống hoặc chạy quảng cáo online vẫn còn hiệu quả tuy nhiên nó không mang lại trải nghiệm đủ tốt và vượt trội hơn, đã đến lúc các doanh nghiệp và các marketer cần một chiến lược bán hàng sáng tạo, tối ưu hóa trải nghiệm về mọi mặt cho khách hang.

Omnichannel marketing sẽ là chiến lược marketing hiệu quả trong tương lai mà hầu hết các doanh nghiệp SME cần hướng đến.

Omnichannel là gì?

Omnichannel là một chiến lược bán hàng đa kênh, tích hợp liền mạch các kênh truyền thông khác nhau để tạo ra một trải nghiệm liên tục giúp khách hàng mua hàng dễ dàng hơn.

Khác với multi-channel, Omnichannel sẽ tạo ra một hành trình dành cho từng cá nhân và tạo ra nhiều điểm mua hàng ở bất cứ nơi nào mà khách hàng có mặt, tỉ lệ hiệu quả về mặt doanh số khi áp dụng Omnichannel cũng cao hơn hẳn so với multi-channel.

Omnichannel marketing là gì?

Bạn có thể thực hiện các chiến dịch PR trên báo chí, quảng cáo trên TV, thậm chí là chạy quảng cáo Facebook để bán hàng, nhưng nếu các dữ liệu ở từng kênh không được gắn kết lại thì chỉ được gọi là multi-channel (bán hàng đa kênh) chứ không phải Omnichannel.

GỢI Ý

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình 😍

Để được gọi là Omnichannel thì mọi dữ liệu ở tất cả các kênh phải được đồng bộ và có sự gắn kết lại với nhau.

Rất nhiều doanh nghiệp có kinh nghiệm nhiều năm trong việc bán hàng đa kênh, họ đầu tư vào Facebook Ads, Google Ads, SEO, quảng cáo ở các kênh truyền thông khác,… nhưng nhìn chung khách hàng đang yêu cầu cao hơn, họ muốn được có trải nghiệm liền mạch với nhau về những thông tin về sản phẩm mà họ vừa thấy.

Với thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay đã khiến cho hành vi mua sắm của người dùng thay đổi, những marketer sẽ phải học cách thay đổi để có thể đưa doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Omnichannel sẽ là một phương pháp mới giúp các doanh nghiệp tiếp cận toàn diện hơn và tối ưu hóa trải nghiệm đa kênh.

Từng bước triển khai Omnichannel marketing cho doanh nghiệp vừa & nhỏ

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị trường Việt Nam khi triển khai Omnichannel sẽ gặp khá nhiều khó khăn do quá mới và chưa có cái nhìn tổng quan.

Dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn từng bước triển khai Omnichannel marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bước 1: Lựa chọn nền tảng hỗ trợ Omnichannel cho cả team cùng hoạt động

Điều quan trọng bậc nhất đối với việc triển khai Omnichannel đó là phải làm sao tạo ra được tính nhất quán và gắn kết các thông tin khi hiển thị cho khách hàng.

Để làm được điều đó, trước hết bạn cần phải đưa mọi thành viên trong team của bạn vào kế hoạch triển khai omnichannel để họ thấu hiểu được vai trò và từng bước triển khai của họ sẽ phải diễn ra như thế nào.

Mọi thành viên sẽ cần phải có được thông tin về khách hàng để phản hồi tốt hơn.

Các nền tảng hỗ trợ triển khai Omnichannel sẽ giúp giải quyết 3 vấn đề sau đây:

  • Đồng bộ hóa các dữ liệu, số liệu về sản phẩm và khách hàng để gửi tới cho từng thành viên.
  • Hỗ trợ hiển thị thông tin khách hàng để đưa ra các chiến lược bán sản phẩm tiếp theo phù hợp với nhu cầu.
  • Giúp dễ dàng quản lý mọi thứ chỉ trên một dashboard.

Tại Việt Nam thì bạn có thể sử dụng Nhanh.vn, Haravan,… còn nếu bạn làm ở nước ngoài thì có thể xem qua Shopify Plus.

Các phần mềm quản lý bán hàng cũ thường chỉ hỗ trợ cho website hoặc một vài kênh bán hàng mà không có sự đồng bộ dữ liệu từ nhiều kênh khác nhau nên việc lựa chọn các phần mềm hỗ trợ omnichannel marketing chuyên biệt là điều bắt buộc.

Bước 2: Xác định khách hàng của bạn hoạt động ở những kênh nào

Yếu tố cơ bản để bạn thực hiện Omnichannel marketing thành công đó là phải triển khai ở những kênh mà khách hàng thường xuyên xuất hiện.

Xác định những kênh mà khách hàng thường xuyên sử dụng để tiếp cận đến

Hãy thu thập thông tin và thực hiện các phân tích để xem những khách hàng tiềm năng của bạn thường hoạt động ở kênh nào, từ đó bạn mới có thể lên kế hoạch cho chiến dịch.

Bước 3: Tập trung vào cá nhân hóa nội dung dành cho khách hàng

Điểm mấu chốt của Omnichannel marketing đó là tạo ra được nội dung cá nhân hóa cho khách hàng (hay còn gọi là Personalization).

Cá nhân hóa nội dung phù hợp cho khách hàng

Bạn sẽ cần cung cấp các nội dung ở mức độ cá nhân hóa cao hơn bất kỳ chiến lược marketing nào khác trước đây, nếu không bạn sẽ lãng phí rất nhiều ngân sách để thực hiện và hiệu quả lại giảm mạnh.

Cách tốt nhất để có thể tạo ra nội dung cá nhân hóa phù hợp cho khách hàng đó là bạn phải có được các thông tin về khách hàng:

  • Dữ liệu về khách hàng: những thông tin về giới tính, sở thích, nhân khẩu học, vị trí địa lý,…
  • Hành vi mua sắm: tần suất mua hàng và tỉ lệ mua hàng cao nhất là ở đâu trong hành trính khách hàng bạn tạo ra.
  • Những tương tác: khách hàng sẽ để lại các tương tác trên nội dung của bạn, hãy lắng nghe và quan sát để tối ưu tốt hơn. Hãy dùng các ứng dụng cho phép bạn tạo heatmap, ví dụ như Hottjar để quan sát.

Nếu trước đây bạn từng thực hiện các chiến dịch đa kênh thì có thể tận dụng các dữ liệu đó để tổng hợp lại, còn nếu chưa có nhiều dữ liệu thì có thể bắt đầu thu thập trong quá trình làm Omnichannel, đương nhiên nó sẽ khó khăn hơn một chút.

Dưới đây là một vài cách để bạn bắt đầu thu thập dữ liệu của khách hàng:

  • Triển khai bán hàng ở nhiều kênh khác nhau: hãy lựa chọn và chạy test ở những kênh mà khách hàng có thể xuất hiện để bắt đầu thu thập dữ liệu.
  • Tối ưu trải nghiệm mua hàng: quan sát trải nghiệm mua hàng trên website và các tương tác với ở từng kênh, hãy lắng nghe đánh giá trải nghiệm của khách hàng để biết cần phải tối ưu điều gì để thúc đẩy hành vi mua hàng.
Bước 4: Xây dựng hành trình cho khách hàng

Ở bước này, bạn sẽ cần phải lên kế hoạch và xây dựng hành trình khách hàng, dẫn dắt họ tới các trang mua hàng một cách hợp lý.

Mọi người có thể truy cập vào website của bạn ở lần đầu tiên và bạn cần phải đưa các mẫu quảng cáo, các thông điệp về sản phẩm (thương hiệu của bạn) xuất hiện ở những nơi tiếp theo khách hàng đến.

Nghe có vẻ giống như re-marketing, nhưng Omnichannel sẽ đòi hỏi bạn re-marketing lại ở nhiều kênh khác nhau hơn nữa với nội dung nối tiếp nhau như một mô hình phễu, không chỉ đơn giản là re-marketing ở Facebook hoặc Google GDN mà còn là ở mọi kênh trong kế hoạch triển khai.

Hãy lên kế hoạch thật kỹ và thiết lập một hành trình đủ sâu để khách hàng có thể gặp bạn ở mọi nơi họ đến.

Bước 5: Kiểm tra và đo lường hiệu quả

Để có được sự thành công với Omnichannel marketing, bạn sẽ cần phải chủ động kiểm tra và tối ưu từng thứ một để tìm ra được các nội dung hiệu quả, hành trình khách hàng tốt nhất.

Phân tích & đo lường chiến dịch cần phải thực hiện mỗi ngày

Hãy theo dõi các hành động và phản hồi của khách hàng, chẳng hạn như:

  • Thời gian mua hàng ở khung giờ nào nhiều nhất?
  • Người dùng click vào mẫu ads nào cao nhất?
  • Bài pre-landing nào khiến khách hàng dừng chân đọc lâu nhất?
  • Khách hàng thường thoát khỏi trang ở những phần nào trong bài viết?

Việc kiểm tra quy trình và theo dõi các chỉ số một cách thường xuyên sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định tối ưu hợp lý.

Một vài lưu ý để triển khai Omnichannel marketing đạt hiệu quả

Để đạt hiệu quả tốt hơn với Omnichannel bạn sẽ cần lưu ý vài điều sau đây

Hãy xây dựng các nút mua hàng ở mọi nơi

Khách hàng luôn muốn mua hàng ở mọi nơi, sẽ thật khó chịu khi họ đọc xong bài viết và muốn mua hàng nhưng lại không thấy nơi đăng ký mua.

Hãy thử đặt các nút mua hàng ở mọi nơi và làm cho việc mua hàng dễ dàng hơn bao giờ hết, điều này sẽ giúp tỉ lệ chuyển đổi của bạn sẽ tăng đáng kể.

Bạn có thể tiếp cận tới khách hàng thông qua: app, quảng cáo ở mạng xã hội, email,… và hãy luôn đặt các nút mua hàng trong nội dung.

Tập trung ở những kênh chính để tăng hiệu quả

Omnichannel đòi hỏi bạn triển khai ở rất nhiều kênh khác nhau, nhưng không ai trong chúng ta có thể làm ở mọi kênh được vì rất mất thời gian và nhân sự triển khai, thay vào đó hãy tập trung vào một vài kênh chính mang lại hiệu quả tốt nhất.

Dưới đây là một vài kênh phổ biến mà bạn nên tập trung vào:

Ngoài ra còn có một số kênh khác như: SMS marketing, Push notification, quảng cáo trên TV, báo chí,…

Kết

Có rất nhiều nghiên cứu và các case study của một số doanh nghiệp nước ngoài áp dụng Omnichannel marketing thành công và mang lại lợi nhuận tăng đều 30% mỗi năm đã chứng minh được đây là một chiến lược marketing hiệu quả.

Xu hướng người tiêu dùng đã thay đổi, mọi người sẵn sàng chi trả nhiều hơn nếu họ cảm thấy được phục vụ chu đáo, tận tâm và đúng với mong muốn của họ.

Thị trường ngày càng cạnh tranh và bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn sáng tạo để tìm ra cách triển khai mới mẻ, dẫn đầu hơn trong thị trường. Việc áp dụng Omnichannel marketing đang là một trong những chiến lược hiệu quả và mang tính sáng tạo, nếu làm tốt bạn có thể phát triển doanh nghiệp theo chiều hướng đi lên trong thời gian ngắn.

Trên đây là những bước triển khai Omnichannel marketing cơ bản phù hợp cho doanh nghiệp vừa & nhỏ, hy vọng sẽ hữu ích với bạn.

Hãy để lại bình luận bên dưới về những vấn đề bạn đang gặp phải để nhận được sự hỗ trợ.

💬  Bình luận?

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan

Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Thế Khương

guest
2 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Vu hoang
Vu hoang

Theo bạn thì mình có nên sử dụng dịch vụ của haravan hay sapo k?
Làm cách nào để mình qc Zalo đúng vị trí mà mình muốn?
Nêu xây dựng bài viết thì nên làm hẳn content và hình ảnh hay quay luôn clip về sản phẩm?

Khôi Trịnh (Support)
Khôi Trịnh (Support)
Reply to  Vu hoang

Tham khảo thêm về cách chạy zalo đi bạn https://kiemtiencenter.com/zalo-marketing/

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

(Giải đáp) 5 câu hỏi phổ biến nhất của các chủ shop bán hàng trên Shopee

(Tổng hợp) 7 kênh bán hàng miễn phí giúp seller tiết kiệm chi phí quảng cáo

10 cách tăng đơn hàng trên shopee (phù hợp với mọi ngành hàng)

4 hướng xử lý sản phẩm tồn kho thu hồi giá vốn trong kinh doanh online